<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:Arial">Thực
trạng sử dụng đất: lãng phí đáng báo động<o:p></o:p></span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Như một nghịch lí, dù được cho là “rừng
vàng, biển bạc, đất phì nhiều”, nhưng Việt Nam lại “đất chật, người đông” bậc
nhất thế giới (mật độ dân số tự nhiên của Việt Nam cao gấp 3 lần so với Trung
Quốc, còn nếu tính mật độ dân số theo đất nông nghiệp thì có thể cao gấp 4 – 5
lần). <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Vì vậy, việc lãng phí tài nguyên đất hiện
nay có lẽ là mẫu minh họa tốt nhất cho cách khai thác tài nguyên “dễ dãi”,
không có luật lệ và vô trách nhiệm.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Từ việc cấp đất “bờ xôi ruộng mật” làm sân
golf để đưa Việt Nam lên hàng các “quốc gia nghèo có tỷ lệ sân golf cao nhất thế
giới” đến việc phung phí hàng trăm héc-ta đất nông nghiệp để làm khu, cụm công
nghiệp và khu đo thị bỏ hoang trong khi nông dân không có đất canh tác cho đến
nạn “cát tặc” chuyên “moi ruột các dòng sông” để xuất khẩu,… tất cả là những bằng
chứng cho cách thức phát triển lãng phí tài nguyên mà hệ quả cho đến nay vẫn
khó lòng đo đếm được.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/anhtl/2014_7/anh1.jpg" width="500px"></div></span></p><p class="MsoNormal" align="center" style="text-align:center"><i><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:"Times New Roman";
color:blue">Tình trạng lãng phí đất đai ở Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> hiện nay đang rất phổ biến.<o:p></o:p></span></i></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify">Hiện nay, tình trạng lãng phí đất đai là
khá phổ biến với “thiên hình vạn trạng”.</p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Tính chung trong cả nước, trong số
7.507.318 héc-ta đất Nhà nước giao cho các tổ chức thì có tới hàng trăm nghìn
héc-ta sử dụng không đúng mục đích, bị lấn chiếm, cho thuê, cho mượn trái phép,
chuyển nhượng trái pháp luật, thậm chí nhiều nơi đất đai còn bị dùng “ma thuật”
để biến đất công thành đất tư.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Về địa hạt đất nông – lâm trường, tính đến
hết năm 2011, cả nước có 644 nông – lâm trường (NLT), trung tâm, trại, trạm,
công ty nông – lâm nghiệp và các ban quản lý rừng… Các đơn vị này sử dụng diện
tích hơn 6,8 triệu héc-ta. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Tuy nhiên, hiện tình trạng quản lý, sử dụng
đất đai ở các nông – lâm trường kém hiệu quả, còn để đất đai hoang hóa, lấn chiếm
và cho thuê trái thẩm quyền diễn ra khá phổ biến. Kết quả kiểm kê ở các nông – lâm
trường mới đây cho thấy, cả nước có 185 nông – lâm trường bị chiếm đất đai, diện
tích gần 240.300 héc-ta; 54 nông – lâm trường đang có tranh chấp với diện tích
hơn 11.100 héc-ta.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Chỉ tính riêng ở TP.HCM đã có 348 khu đất với
1.170 héc-ta đất bị bỏ hoang, 285 khu cho thuê trái phép, 65 khu cho mượn trái
pháp luật bao gồm cả tài sản gắn liền trên đất. Ngày 12/4/2009, Cục Công sản
thuộc Bộ Tài chính đã tham mưu đề xuất thu hồi 31 cơ sở trên 50 mặt bằng của
Công ty Lương thực miền Nam có trị giá hàng ngàn tỷ đồng. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường
TP.HCM thì các tập đoàn và các tổng công ty đang quản lý, sử dụng 410 khu đất với
diện tích 6,3 triệu m2, thế nhưng sử dụng đúng mục đích chỉ có 2,5 triệu m2
(chiếm 39%), 61% còn lại sử dụng chưa hiệu quả như: bỏ hoang, cho thuê trái
phép, bị lấn chiếm, tranh chấp,…<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Điều khủng khiếp hơn về tình trạng lãng phí
đất công hiện nay là 3,7 triệu m2 đất vẫn chưa được sử dụng, nguyên nhân chủ yếu
là do các công trình xây dựng bị “treo”. Rõ rang, nguồn tài sản lớn này đang bị
“tồn đọng” trong thời gian dài và không biết bao giờ mới hiệu quả.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:Arial">Phát
triển sân golf hay lãng phí tài nguyên đất?<o:p></o:p></span></b></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: 10pt; line-height: 115%; font-family: Arial;"><div style="font-weight: bold; text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/anhtl/2014_7/anh2.jpg" width="500px"></div><div style="color: rgb(102, 102, 102); font-size: 11px; line-height: 18px; text-align: center; font-style: italic;"><i><span style="font-size: 10pt; line-height: 115%; font-family: 'Times New Roman'; color: blue;">Phát triển ồ ạt dự án sân golf là cách “hủy diệt”
đất “bờ xôi, ruộng mật” nhanh nhất.</span></i><br></div></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Hiện nay, cả nước có 166 dự án sân golf, có
145 dự án được cấp đất, 84 dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư, đó là chưa kể đến
rất nhiều dự án trá hình xây khu đô thị, khu công nghiệp. Đáng chú ý là đất cấp
cho 145 dự án trên lên tới 52.700 héc-ta, bình quân mỗi sân rộng 300 héc-ta. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Trong khi đó, Bộ NN&PTNT cũng cho biết
có tới 15.200 héc-ta đất trồng lúa bị thu hồi cho các dự án sân golf.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Trong số các dự án sân golf được cấp phép
hoặc chấp thuận chủ trương, chỉ có 20 dự án là kinh doanh golf thuần túy, các dự
án còn lại đều kết hợp giữa sân golf và bất động sản, trong đó tổng diện tích
thực dành cho sân golf chỉ chiếm 1/3, còn lại là diện tích dành xây khách sạn,
biệt thự, nhà hàng…<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Nếu so sánh với con số 18.000 sân golf dùng
để đánh golf ở Mỹ với con số các dự án sân golf ở Việt Nam hiện nay chúng ta sẽ
thấy khác biệt rất nhiều, nhất là trong thái độ ứng xử đối với ruộng đất. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Nếu đất đai được mua bán, đấu giá sòng phẳng
theo đúng thị trường thì có lẽ “ai đó” mua 200 héc-ta làm sân golf với giá hàng
trăm triệu đô la có lẽ cũng sẽ chẳng vấn đề gì, đằng này, tại Việt Nam, họ trả
đền bù vài chục nghìn đồng / m2 đất ruộng (Hà Tây cũ) thì xây dựng sân golf để
làm gì nếu không phải đưa bà con nông dân đến chỗ bần cùng?<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Lãng phí trong sử dụng đất đai là do đâu nếu
không phải là do cơ chế, chính sách, thái độ kinh tế - chính trị với đất đai, với
người chủ thực sự của đất đai – nhân dân? <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Chế độ sở hữu đất đai, cơ chế, chính sách sử
dụng đất đai hiện nay đã và đang hạn chế quyền sở hữu thực tế, quyền định đoạt
của dân với đất, dành phần lợi ích cho các nhà đầu cơ, kinh doanh đất. Đó là thực
chất của cách phân bổ đất đai cho phát triển, là căn nguyên của xung đột và khiếu
kiện đất đai.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:Arial">Những
hệ quả không mong muốn<o:p></o:p></span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Một hệ quả nhãn tiền từ việc lãng phí và sử
dụng tùy tiện tài nguyên đất mà ai cũng dễ dàng nhận ra là khiếu kiện đất đai của
người dân đang ngày càng gia tăng và gay gắt.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Theo số liệu tổng hợp của Thanh tra Chính
phủ, từ năm 2003 đến năm 2010, các cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp
nhận và xử lý 1.219.625 đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong số đó đơn thư khiếu nại,
tố cáo liên quan đến đất đai bình quân hàng năm chiếm 69,79%. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Riêng từ năm 2008 – 2011, các cơ quan hành
chính nhà nước đã tiếp nhận, xử lý 672.990 đơn thư. Như vậy, bình quân mỗi năm
có hơn 120.000 vụ khiếu kiện, tố cáo về đất đai.</span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/anhtl/2014_7/anh3.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div><br></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Nội dung khiếu nại, tố cáo đối với các quyết
định hành chính trong quản lý đất đai chủ yếu tập trung: khiếu nại các quyết định
hành chính về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chiếm khoảng 70%; về
giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất chiếm khoảng 20%; về cấp, thu hồi
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm khoảng 10%. (Nguồn: Báo cáo kết quả
giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội, ngày 5/11/2012).<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Và tất nhiên, đây là những hệ quả không ai
mong muốn.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:Arial">PGS.TS
Trần Đình Thiên</span></b><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;
font-family:Arial"> <i>(Viện trưởng Viện
Kinh tế Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>)<o:p></o:p></i></span></p>