Bộ Công Thương có 22 đơn vị trực thuộc

Thứ sáu, 28/02/2025 07:49
(ThanhtraVietNam) - Nghị định số 40/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương vừa được Chính phủ ban hành. Theo đó, Bộ có 19 đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 3 đơn vị sự nghiệp.

Thành lập 11 Đảng bộ trực thuộc Đảng ủy Quốc hội

Hậu Giang: Bám sát, chỉ đạo kịp thời trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

IMF và cuộc chiến chống tham nhũng

Giải pháp chống gián đoạn tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo khi bỏ Công an huyện

Kiên Giang: Tập trung nâng cao hiệu quả trong giải quyết khiếu nại, tố cáo

Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, công nghiệp luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao (không bao gồm công nghiệp công nghệ thông tin và công nghiệp công nghệ số); cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; dịch vụ logistics; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

leftcenterrightdel
Cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương giảm 6 đơn vị so với trước. (Ảnh: Minh Nguyệt) 

Về cơ cấu tổ chức, Bộ Công Thương có 22 đơn vị, trong đó:

Có 19 đơn vị giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm:

1. Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp;

2. Vụ Phát triển thị trường nước ngoài;

3. Vụ Chính sách thương mại đa biên;

4. Vụ Dầu khí và Than;

5. Vụ Tổ chức cán bộ;

6. Vụ Pháp chế;

7. Thanh tra bộ;

8. Văn phòng bộ;

9. Ủy ban Cạnh tranh quốc gia;

10. Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước;

11. Cục Điện lực;

12. Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công;

13. Cục Công nghiệp;

14. Cục Phòng vệ thương mại;

15. Cục Xúc tiến thương mại;

16. Cục Xuất nhập khẩu;

17. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp;

18. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số;

19. Cục Hóa chất.

Và 3 đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương gồm:

1. Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương;

2. Báo Công Thương;

3. Tạp chí Công Thương.

Như vậy, sau khi sắp xếp, tinh gọn theo Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Bộ Công Thương đã giảm 6 đơn vị so với trước.

Nghị định số 40/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2025.

Đáng chú ý, mô hình Tổng cục Quản lý thị trường cũng kết thúc từ ngày 01/3. Trong khi đó, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước được thành lập trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, bộ máy của Tổng cục Quản lý thị trường và Vụ Thị trường trong nước.

Đồng thời, Bộ Công Thương chuyển giao nguyên trạng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh thuộc Tổng cục Quản lý thị trường về UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thành lập Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương./.

PV

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra