Kiểm toán Nhà nước phát hiện bất cập trong thu học phí và quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản

Thứ năm, 31/07/2014 08:38
(ThanhtraVietnam) – Vừa qua Kiểm toán Nhà nước đã công bố kết quả kiểm toán năm 2013 cho thấy, Bộ Giáo dục & Đào tạo và một số trường đại học thu học phí vượt quy định, thu một số khoản ngoài quy định; công tác cấp giấy phép và quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2009-2012 cũng còn nhiều bất cập.
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><b>Thu học phí vượt mức quy định</b></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Cụ thể, theo Kiểm toán Nhà nước, Bộ Giáo dục &amp; Đào tạo (GD&amp;ĐT) thu vượt học phí 38,808 tỷ đồng; lệ phí tuyển sinh 12,980 tỷ đồng; thu vượt học phí sau đại học 14,95 tỷ đồng, kinh phí đại học không chính quy 2,6 tỷ đồng. Bộ Công thương thu vượt học phí 45,493 ỷ đồng. ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh thu vượt lệ phí tuyển sinh 2,641 tỷ đồng; thu vượt học phí 12,2 tỷ đồng; thu cải thiện điểm sai quy định 0,387 tỷ đồng. ĐH Quốc gia Hà Nội thu vượt học phí 8,266 tỷ đồng.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Ngoài ra, Bộ GT&amp;ĐT đã thu một số khoản ngoài quy định 103,826 tỷ đồng; Bộ Công thương thu 58,977 tỷ đồng; ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh thu 11,575 tỷ đồng; ĐH Quốc gia Hà Nội thu 1,320 tỷ đồng. Tình trạng thu ngoài và thu vượt quy định diễn ra khá phổ biến ở các trường và diễn ra trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, số thu vượt không phải ở tất cả các đối tượng mà chủ yếu là ở đối tượng không chính qui, đối tượng yêu cầu chất lượng cao.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Nguyên nhân khiến các trường thu vượt một phần do mức học phí thấp, chỉ khoảng 350-450 nghìn/sinh viên. Hơn nữa theo quy định, số thu học phí sau khi trích 40% để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn phải trích tối thiếu 15% (năm 2013 Bộ GD&amp;ĐT đã sửa lại là 8%) để chi học bổng khuyến khích học tập theo quy định nên số còn lại để bù đắp chi cho hoạt động giáo dục đào tạo không nhiều.&nbsp; <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Qua kiểm toán, phần lớn các trường thu vượt đều có thông báo công khai, minh bạch. Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị các bộ, ngành hoặc là trả lại cho người học hoặc nộp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên các bộ, ngành đã báo cáo với Thủ tướng xin cho phép để lại số tiền này để bổ sung vào Quỹ phát triển sự nghiệp. Do Thủ tướng đã đồng ý nên Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị đối với toàn bộ phần thu vượt của học phí và lệ phí tuyển sinh sau khi đã bù đắp các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp pháp sẽ được bổ sung vào Quỹ phát triển sự nghiệp.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Còn đối với những khoản thu ngoài quy định, Kiểm toán Nhà nước cho biết đó là những khoản thu khi nhập học để làm thẻ sinh viên, khám sức khỏe, lệ phí làm lễ tốt nghiệp, bảo vệ luận văn thạc sỹ... do trong quy định không có nên hầu hết các trường đều thu ngoài quy định và thu công khai.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><b></b></span></p><div style="text-align: center;"><b><img alt="" src="http://thanhtravietnam.vn/Portals/0/NEWS_IMAGES/vunglq/2014_7/kiemtoanphathien.JPG" width="500px"></b></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;"><b>Ảnh minh họa</b></div><b>Bất cập trong cấp giấy phép và quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản</b><div><span style="text-align: justify;"><br></span></div><div><span style="text-align: justify;">Khai thác khoáng sản là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm. Vì vậy, trong năm 2013, Kiểm toán Nhà nước tổ chức một cuộc kiểm toán chuyên đề về công tác cấp giấy phép và quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2009-2012.</span></div><div><span style="text-align: justify;"><br></span></div><div><span style="text-align: justify;">Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đánh giá, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&amp;MT), Tổng cục Địa chất khoáng sản và các địa phương đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao về thẩm định hồ sơ cấp giấy phép hoạt động khoáng sản và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản. Bộ TN&amp;MT, Tổng cục Địa chất khoáng sản cũng đã ban hành, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tham mưu giúp Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động khoáng sản. Đến nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản từng bước được hoàn thiện; công tác tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp giấp phép hoạt động khoáng sản cơ bản được thực hiện theo quy định của pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản đã được Bộ TN&amp;MT và các địa phương quan tâm, góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, giảm tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.</span></div><div><span style="text-align: justify; font-size: 10pt; line-height: 115%; font-family: Arial, sans-serif;"><br></span></div><div><span style="text-align: justify; font-size: 10pt; line-height: 115%; font-family: Arial, sans-serif;">Tuy nhiên, công tác cấp giấy phép và quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2009-2012 còn nhiều hạn chế.&nbsp;</span><span style="text-align: justify;">Cụ thể, Bộ TN&amp;MT chưa theo dõi chặt chẽ, đôn đốc, xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản khi giấy phép đã hết hạn. Qua kiểm tra, có 26 giấy phép đã hết hạn, nhưng chưa làm thủ tục đóng cửa mỏ; có 47 giấy phép cấp trước khi có Luật Khoáng sản năm 1996 nhưng đến nay vẫn chưa được cấp lại. Đặc biệt, Bộ TN&amp;MT chưa thu tiền hoàn trả chi phí thăm dò của các tổ chức, các nhân trước khi cấp 118 giấy phép khai thác trong năm 2009-2012.</span></div><div><span style="text-align: justify;"><br></span></div><div><span style="text-align: justify;">Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra 3 địa phương (Nghệ An, Sơn La, Hòa Bình) cấp giấy phép khai thác khoáng sản không nằm trong địa danh quy hoạch khoáng sản theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, không đúng loại khoáng sản theo hoạch đã được phê duyệt; 3 địa phương (TP Đà Nẵng, An Giang, Sơn La) cấp phép không đúng thẩm quyền...</span></div><div><span style="text-align: justify;"><br></span></div><div><span style="text-align: justify;">Ngoài ra, kết quả kiểm toán tại một số Tập đoàn, Tổng công ty còn cho thấy một số đơn vị khai thác khoáng sản vượt mức phạm vi được cấp phép; khai thác vượt phạm vi được cấp phép (công ty TNHH Mạo Khê khai thác vượt 118.323 tấn; TCT Than Đông Bắc vượt 883.065 tấn; Công ty TNHH MTV Hòn Gai vượt 649.943 tấn...)./.</span> <p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><b>Quang Vững</b></span><span style="mso-bidi-font-size:7.5pt; line-height:115%"><o:p></o:p></span></p></div>
anhdt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra