<div style="text-align: justify;">Trong năm 2013, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại 150 đầu mối và kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2012 tại Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, qua đó đã phát hiện nhiều sai phạm và có kiến nghị xử lý.<br></div><div style="text-align: justify;"><br></div><div style="text-align: justify;">Báo cáo Kết quả kiểm toán quyết toán NSNN năm 2012 cho thấy, tổng thu Ngân sách nhà nước 1.058.140 tỷ đồng, vượt 1,9% dự toán. Tổng chi Ngân sách nhà nước 1.170.924 tỷ đồng, vượt 8,3% dự toán. Tăng trưởng kinh tế năm 2012 đạt 5,3%; bội chi Ngân sách nhà nước được giữ ở mức 4,75% GDP, thấp hơn 0,05% mức Quốc hội cho phép; dư nợ Chính phủ bằng 38,9% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng 37,4% GDP; dư nợ công 1.642.916 tỷ đồng, bằng 55,7%.</div><div style="text-align: justify;"><br></div><p style="text-align: justify;">Nhìn chung, trong quản lý điều hành ngân sách việc sử dụng các khoản tăng thu, dư dự toán và dự phòng ngân sách cơ bản phù hợp quy định; sử dụng kinh phí NSNN tại các bộ, cơ quan Trung ương đi vào nề nếp hơn, phù hợp với tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước; các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương đã triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; các đơn vị kiểm toán cơ bản đã tuân thủ quy định của luật NSNN, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật PCTN,…</p><p style="text-align: justify;"><b>Nhiều kiến nghị chưa được khắc phục</b></p><div style="text-align: justify;">Bên cạnh đó, qua kiểm toán cũng phát hiện một số thiếu sót, hạn chế của các đơn vị kiểm toán. Đó là dự toán thu Trung ương giao chưa đảm bảo mức huy động vào ngân sách theo định hướng; một số địa phương do chưa dự báo được những biến động của nền kinh tế dẫn đến dự toán giao chưa sát thực tế.</div><div style="text-align: justify;"><br></div><div style="text-align: justify;">Đặc biệt, hầu hết những tồn tại, hạn chế trong công tác lập và giao dự toán chi do Kiểm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị từ các năm trước chưa khắc phục được nhiều. Cụ thể, trong lĩnh vực chi đầu tư xây dựng: Một số bộ, cơ quan trung ương còn giao kế hoạch vốn chậm so với quy định; một số địa phương giao và điều chỉnh kế hoạch vốn vào cuối năm dẫn đến không thực hiện được; bố trí vốn cho các dự án khởi công mới không phải là công trình cấp bách, chưa đủ điều kiện bố trí vốn, sai nội dung nguồn kinh phí, không tuân thủ thứ tự ưu tiên, chưa ưu tiên thanh toán trả nợ khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, không sát thực tế hoặc thực hiện không kịp thời phải hủy kế hoạch vốn.</div><div style="text-align: justify;"><br></div><div style="text-align: justify;">Trong việc chi thường xuyên: việc lập dự toán một số nhiệm vụ chi không sát thực tế, cao hơn số kiểm tra của Bộ Tài chính, không lập dự toán chi từ nguồn phí, lệ phí được để lại; giao dự toán chậm, điều chỉnh nhiều lần; 10/34 địa phương được kiểm toán bố trí dự phòng thấp hơn quy định; 04/34 tỉnh bố trí dự toán chi sự nghiệp giám dục đào tạo thấp hơn mức tôi thiểu trung ương giao; giao biên chế vượt chỉ tiêu Trung ương giao, chưa sát với thực tế.</div><div style="text-align: justify;"><br></div><p style="text-align: justify;"><b><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://thanhtravietnam.vn/Portals/0/NEWS_IMAGES/vunglq/2014_7/kiemtoan.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div>Việc thất thu thuế chưa được khắc phục</b></p><div style="text-align: justify;">Trong quản lý thu NSNN: tại các doanh nghiệp được kiểm toán vẫn còn diễn ra tình trạng hạch toán và kê khai thiếu doanh thu, xác định sai chi phí tính thuế, từ đó tính thiếu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp; xác định chưa đầy đủ kịp thời thu sử dụng đất phải nộp; việc xây dựng đơn giá, xác định mức lương tối thiểu và chi lương của một số doanh nghiệp công ích của TP Hồ Chí Minh và Hà Nội còn sai sót, bất hợp lý; tình trạng thất thu thuế, phí, lệ phí và thu khác NSNN tại một số doanh nghiệp, tổ chức và đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc một số bộ, cơ quan Trung ương, địa phương chưa khắc phục được nhiều, còn không ít đơn vị hạch toán thiếu các khoản thu dịch vụ; hạch toán các khoản chi không đúng chế độ, vượt định mức vào kết quả hoạt động dịch vụ; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ các khoản thuế phải nộp NSNN; một số còn thu vượt mức quy định về phí, lệ phí; thu một số khoản ngoài quy định; việc thực thi chính sách thu phí, lệ phí còn bất cập,…; việc xử lý kết quả thanh tra của một số cục thuế chưa đúng quy định, nhiều cục thuế chưa thực hiện đầy đủ và triệt để các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định; nợ đọng thuế, đặc biệt là nợ thuế có khả năng thu tăng cao. Kết quả kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã xác định các khoản phải nộp NSNN tăng thêm 3.017.29 tỷ đồng.</div><div style="text-align: justify;"><br></div><div style="text-align: justify;">Trong việc chi NSNN: đến 31/12/2012 còn nhiều bộ, cơ quan trung ương, địa phương có số nợ đọng vốn đầu tư lớn, trong đó 15 bộ, cơ quan trung ương, địa phương có số nợ đọng trên 1.000 tỷ đồng; số vốn ứng trước chưa thu hồi lũy kế đến hết năm 2012 là 58.345,7 tỷ đồng, bằng 32,4% kế hoạch vốn năm 2012, trong khi số thu hồi vốn ứng trước năm 2012 chỉ là 2.458,8 tỷ đồng; một số địa phương có số dự án khởi công chưa cao; tình trạng các dự án chậm tiến độ còn phổ biến; một số bộ, cơ quan Trung ương chưa lập quy hoạch phát triển ngành theo quy định; nhiều dự án phải phê duyệt điều chỉnh quy mô, tăng tổng mức đầu tư so với quyết định ban đầu; còn sai sót trong đấu thầu;…</div><div style="text-align: justify;"><br></div><div style="text-align: justify;">Năm 2012, một số địa phương hụt thu nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không triệt để việc rà soát, cắt giảm nhiệm vụ chi theo quy định. Vẫn còn tình trạng mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản thiếu chặt chẽ, chưa đúng quy định; tài sản mua nhưng không sử dụng gây lãng phí; chưa xây dựng, ban hành quy chế quản lý tài sản công; sử dụng tài sản công không đúng mục đích.</div><div style="text-align: justify;"><br></div><p style="text-align: justify;">Một số đơn vị thuộc bộ, cơ quan Trung ương, địa phương báo cáo sai nguồn cải cách tiền lương được để lại từ nguồn thu học phí, viện phí và thu sự nghiệp khác, nguồn năm trước chuyển sang; Bộ Tài chính thẩm tra chưa chặt chẽ dẫn đến cấp thừa kinh phí cải cách tiền lương năm 2012 là 862,38 tỷ đồng./.</p><p style="text-align: justify;"> </p><div style="text-align: right;"><b>Q.Vững – K.Dung</b></div>