Nhiều tập đoàn, tổng công ty quản lý nợ phải thu chưa chặt chẽ

Thứ năm, 31/07/2014 08:32
(ThanhtraVietnam) - Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm 2012 tại 27 tập đoàn, tổng công ty, công ty nhà nước cho thấy, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước quản lý nợ phải thu chưa chặt chẽ; quản lý, sử dụng hàng tồn kho chưa hiệu quả; một số ngân hàng thương mại nhà nước nợ xấu tăng cao.
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Kiểm toán Nhà nước cho biết, năm 2013 đã tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính năm 2012 tại 242 doanh nghiệp thuộc 27 tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty tiếp tục bị ảnh hưởng bởi những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới; thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, sức mua giảm; nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động. Trong bối cảnh đó, các tập đoàn, tổng công ty đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn tiếp tục đóng góp quan trọng vào phát triển và duy trì ổn định kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, có 26/27 tập đoàn, tổng công ty được kiểm toán kinh doanh có lãi nhưng hiệu quả hoạt động giảm sút so với năm 2011.</p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, tổng doanh thu của 27 tập đoàn, tổng công ty là 907.162 tỷ đồng, tổng chi phí hết 809.598 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 97.564 tỷ đồng. Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã điều chỉnh giảm tổng doanh thu, thu nhập 4.070 tỷ đồng, tăng số còn phải nộp ngân sách nhà nước 2.026,8 tỷ đồng.</p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Về thực trạng tài chính và công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhiều tập đoàn, tổng công ty quản lý nợ phải thu chưa chặt chẽ, dẫn đến nợ quá hạn, khó đòi; một số đơn vị quản lý, sử dụng hàng tồn kho chưa hiệu quả, còn để hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển hết doanh thu. Nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn chiếm dụng, vốn vay nên hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu rất cao; một số tập đoàn, tổng công ty mất cân đối nguồn vốn do sử dụng doanh thu, chi phí; một số đơn vị đầu tư tài chính không đúng quy định, không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp; nhiều công ty con, công ty liên kết kinh doanh thua lỗ, mất vốn.</p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Ngoài ra, một số tập đoàn, tổng công ty đang quản lý và sử dụng diện tích đất đai lớn nhưng còn để đất không hoặc chưa sử dụng, sử dụng không hiệu quả, bị lấn chiếm, tranh chấp; sử dụng không đúng mục đích; chưa hoàn thiện hồ sơ pháp lý nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn, bất cập; chưa tuân thủ nghiêm các quy định trong mua, bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản hình thành từ dự án. Hầu hết các tập đoàn, tổng công ty có đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản đều có dự án triển khai chậm và kéo dài nhiều năm làm giảm hiệu quả đầu tư; một số dự án phải dừng thi công do không có vốn gây lãng phí vốn đầu tư.</p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Mặt khác, các tập đoàn, tổng công ty trong diện tái cơ cấu đã lập đề án gửi các bộ, ngành liên quan thẩm định, trong đó một số đơn vị đã được phê duyệt nhưng việc xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt còn chậm; các đơn vị được phê duyệt đề án đang từng bước triển khai thực hiện nhưng còn gặp khó khăn trong rà soát, đối chiếu công nợ, thu hồi nợ đọng, thanh lý tài sản, giải quyết chế độ đối với người lao động, xác định giá trị doanh nghiệp và thoái vốn tại các đơn vị kinh doanh kém hiệu quả.</p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><b><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://thanhtravietnam.vn/Portals/0/NEWS_IMAGES/vunglq/2014_7/nhieutapdoan.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Việc quản lý, sử dụng hàng tồn kho chưa hiệu quả (ảnh minh họa).</div>Hiệu quả đầu tư tài chính còn thấp</b></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Năm 2013, Kiểm toán Nhà nước cũng đã tổ chức kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và 3 ngân hàng thương mại (NHTM) là Vietcombank, Vietinbank và Agribank.</p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Kết quả kiểm toán cho thấy, năm 2012 tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thách thức tác động trực tiếp đến hoạt động của hệ thống ngân hàng. Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giám sát của Quốc hội, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành có liên quan và nỗ lực phấn đấu của toàn ngành, các ngân hàng cơ bản hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao; đáp ứng các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (trừ Agribank). Cụ thể, kết quả hoạt động kinh doanh có lãi; tỷ lệ khả năng sinh lời đều trên 75% và tốc độ tăng huy động vốn trên 10%; đẩy mạnh triển khai cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015; Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nên khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện; thị trường ngoại hối và tỷ giá ổn định; mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm mạnh, góp phần kiềm chế lạm phát ở mức 6,81% (thấp hơn so với mục tiêu đề ra của Chính phủ là 7% - 8%), ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức 5,03%.</p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Bên cạnh những kết quả đạt được, còn có một số hạn chế: tỷ suất lợi nhuận trên vốn tại các ngân hàng đều giảm so với năm 2011; tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống các tổ chức tín dụng chỉ đạt 8,85% và tổng phương tiện thanh toán tăng 22,4%, trong khi mục tiêu đề ra theo Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ tăng trưởng tín dụng là 15% - 17% và tổng phương tiện thanh toán tăng 14% - 16%; nợ xấu của toàn hệ thống tăng nhanh.</p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Hiệu quả đầu tư tài chính của các ngân hàng thương mại thấp, nhiều khoản đầu tư bị suy giảm giá trị, đầu tư vào một số đơn vị kinh doanh thua lỗ không bảo toàn được vốn;</p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Các ngân hàng thương mại đều huy động vốn của Bảo hiểm xã hội bằng hình thức vay phù hợp với Luật Bảo hiểm xã hội nhưng không đúng quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và chưa điều chỉnh sang hợp đồng tiền gửi theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, dẫn đến huy động vượt trần lãi suất; VDB chưa cân đối giữa nhu cầu vốn với huy động vốn, dẫn đến tồn đọng vốn lớn, làm tăng cấp bù từ Ngân sách nhà nước./.</p> <p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><b>Quang Vững</b></p>
anhdt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra