<p class="MsoNormal" style="margin-bottom:0cm;margin-bottom:.0001pt"><font face="Arial, sans-serif" size="2"><span style="line-height: 15.3333px;"><b>Ảnh hưởng nặng nề bởi dòng sông ô nhiễm</b></span></font></p><p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 0.0001pt; text-align: justify;"><font face="Arial, sans-serif" size="2"><span style="line-height: 15.3333px;">Sông Nhuệ có chiều dài 64 km từ cống Liên Mạc - quận Bắc Từ Liêm đến xã Đông Lỗ - huyện Ứng Hoà, sông Đáy có chiều dài gần 100 km từ xã Cẩm Đình - huyện Phúc Thọ đến xã Yến Vĩ - huyện Mỹ Đức. Trong đó, sông Nhuệ có dòng chảy chính qua địa phận các quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa; sông Đáy có dòng chảy chính qua địa phận các quận, huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Quốc Oai, Thanh Oai, Hà Đông, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức.</span></font></p><p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 0.0001pt; text-align: justify;"><font face="Arial, sans-serif"><span style="line-height: 15.3333px;"><font size="2">Ở sông Đáy, tình trạng ô nhiễm có thể bắt gặp ngay tại cầu Mai Lĩnh, phường Đồng Mai, quận Hà Đông, nơi sông Đáy chảy qua. Đứng trên cầu chúng ta có thể dễ dàng quan sát cảnh tượng ô nhiễm của dòng sông. Nước dưới sông đen ngòm, bốc mùi hôi thối khó chịu; nhiều rác thải được người dân vứt xuống dòng sông, những bè rau muống xác xơ không còn màu xanh, cá chết nổi lềnh phềnh trên mặt sông. Ngay tại chân cầu Mai Lĩnh còn có một số cơ sở chuyên rửa thùng sơn, nhựa đường, dầu thải,... tuồn trực tiếp nước thải hóa chất ra sông.</font><div style="font-size: 13.3333px; text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/hoangpl/2016_5/2_1_2.JPG" width="500px"></div><div style="line-height: 18px; text-align: center; font-style: italic;"><font color="#4f81bd" size="1">Sông Đáy - vốn là nơi sinh sông và là nguồn cung cấp nước cho dân sinh sống, giờ đen như than</font><span style="font-size: 11px; color: rgb(102, 102, 102);">.</span></div></span></font></p><p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 0.0001pt; text-align: justify;"><font face="Arial, sans-serif" size="2"><span style="line-height: 15.3333px;">Là người sống dọc bờ sông nhiều năm nay, ông Hoàng Văn Liên (70 tuổi), phường Đồng Mai, quận Hà Đông cho biết, trước đây người dân sống gần sông Đáy cảm thấy “sướng” vì nước sông lúc nào cũng trong veo. Nước từ sông Đáy được người dân mang về nhà ăn, uống, sinh hoạt;... con cá, cua, ốc, hến nhiều vô kể, nó là nguồn thực phẩm cho người dân sống quanh đây. Tuy nhiên, giờ đây người dân lại “khổ” vì chính con sông này. Quanh năm, suốt tháng nước sông lúc nào cũng trong tình trạng đen sì hơn than, mùi khẳm, tanh tanh bốc lên sặc sụa không ai chịu được. Tôm, cua, cá,... dưới sông chết sạch, người dân còn đi thuyền ra sông vớt cá chết về cho gia súc, gia cầm. Không những thế, nước sông Đáy còn theo các con mương nhỏ vào đồng ruộng gây ảnh hưởng đến năng suất lúa.</span></font></p><p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 0.0001pt; text-align: justify;"><font face="Arial, sans-serif"><span style="line-height: 15.3333px;"><font size="2">Nhà cách sông Đáy khoảng 500m, ông Lê Xuân Tuyền cũng ở phường Đồng Mai đã chia sẻ với phóng viên Tạp chí Thanh tra, “Nước đen lắm, khẳm lắm không chịu được. Khổ nhất là người dân chúng tôi. Nước sông mùi cực kỳ khó chịu, lúc nào cũng hôi thối, cửa nhà bao giờ cũng phải đóng kín, thậm chí có những lúc không ai dám ra đường vì mùi khó chịu”. Theo ông Tuyền, “trước đây làm gì nhiều chất hóa học như bây giờ, nhưng bây giờ tất cả đều dốc ra sông. Các cơ sở chuyên rửa thùng sơn, nhựa đường, dầu thải,... tất cả tuồn trực tiếp ra sông. Bệnh tật ở đây mà ra. Dân quanh đây nhiều người bị bệnh hiểm nghèo như ung thư, hay liên quan đến đường hô hấp. Người nào đã đụng chân, tay xuống nước sông không cẩn thận là bị bệnh ngoài da. “Dân chúng tôi bức xúc lắm nhưng không làm gì được, chúng tôi đã kiến nghị rồi nhưng cũng thế thôi. Vậy chúng tôi biết kêu ai?” Ông Tuyền chia sẻ.</font><div style="font-size: 13.3333px; text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/hoangpl/2016_5/3_1.JPG" width="500px"></div><div style="line-height: 18px; text-align: center; font-style: italic;"><font color="#4f81bd" size="1">Nơi sinh sống của hàng ngàn hộ dân giờ thành bãi rác.</font></div></span></font></p><p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 0.0001pt; text-align: justify;"><font face="Arial, sans-serif" size="2"><span style="line-height: 15.3333px;">Cũng ở tình trạng tương tự, đoạn sông Nhuệ nước đen sì như dầu luyn, đặc quánh, rác thải vứt bừa bãi dọc 2 bờ sông, nhiều khúc sông bị tắc nghẽn vì quá nhiều bèo tây và rác thải sinh hoạt. Người dân ở đây cho biết, đoạn chảy qua khu vực cầu Đôi thuộc quận Nam Từ Liêm ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt, rất nhiều người mang rác ra giữa cầu Đôi rồi vô tư ném thẳng túi rác xuống giữa dòng sông, những cũng chẳng ai xử lý cả. Ngoài ra, sông Nhuệ còn hứng chịu nước sinh hoạt của người dân, nước tại các nhà máy, xí nghiệp đổ vào không ô nhiễm mới là lạ.</span></font></p><p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 0.0001pt; text-align: justify;"><font face="Arial, sans-serif" size="2"><span style="line-height: 15.3333px;">Theo kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước sông Nhuệ của Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, sông Nhuệ là dòng sông bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ, nitơ, phốt pho,... nặng nhất là đoạn chảy qua Hà Đông.</span></font></p><p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 0.0001pt; text-align: justify;"><font face="Arial, sans-serif" size="2"><span style="line-height: 15.3333px;"><b>Cần cơ chế đặc thù</b></span></font></p><p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 0.0001pt; text-align: justify;"><font face="Arial, sans-serif" size="2"><span style="line-height: 15.3333px;">Trước thực trạng này, Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo triển khai các giải pháp về chủ trương, chính sách, kỹ thuật - hạ tầng và tập trung nguồn lực để từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy. Tới nay, trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy có 03/03 KCN đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung và 23 cụm CN đang triển khai đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải. </span></font></p><p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 0.0001pt; text-align: justify;"><font face="Arial, sans-serif" size="2"><span style="line-height: 15.3333px;">Tuy vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vẫn đề nghị Thành phố sớm có phương án bố trí đủ nguồn vốn để tiếp tục triển khai các dự án đầu tư xử lý nước thải tập trung. Trong đó, trọng tâm vào việc đầu tư các hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị, tiêu thoát nước, bao gồm 12 Nhà máy xử lý nước thải với tổng công suất dự kiến đến năm 2020 là 780.000 m3/ngày/đêm và tổng công suất dự kiến đến năm 2030 là 1.040.000 m3/ngày/đêm và các dự án xử lý nước thải làng nghề. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho rằng, cần có cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án này.</span></font></p><p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 0.0001pt; text-align: right;"><font face="Arial, sans-serif"><span style="font-size: 13.3333px; line-height: 15.3333px;"><b>(Tổng hợp)</b></span></font></p><div><br></div>