Hội thảo đào tạo trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về liêm chính và kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ

Thứ năm, 18/03/2021 11:20
(ThanhtraVietNam) - Chiều ngày 16/3, tại Trường Cán bộ Thanh tra đã diễn ra Hội thảo đào tạo trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về liêm chính và kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ. Ông Béla Hébédus, Tùy viên hợp tác, Trưởng phòng Tư pháp - Pháp luật - Quản trị, Đại sứ quán Pháp; ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế và ông Vũ Văn Chiến, Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra đồng chủ trì Hội thảo.

Tham dự Hội thảo đào tạo trực tuyến còn có ông M. Julien Betolaud, Trưởng ban Quan hệ quốc tế, FAF; bà Izadora Zubek, Phó Trưởng ban Quan hệ quốc tế, FAF; ông M. Olivier Renucci, Trưởng ban cố vấn cho các cơ quan nhà nước, FAF (tại đầu cầu Cộng hòa Pháp). Tại đầu cầu Hà Nội, Việt Nam còn có đại diện lãnh đạo Cục Phòng, chống tham nhũng, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, Trường Cán bộ Thanh tra, Thanh tra Chính phủ và toàn thể học viên lớp Nghiệp vụ Thanh tra viên cao cấp đang học tập trung tại Trường Cán bộ Thanh tra.

leftcenterrightdel
Từ trái sang phải: Ông Béla Hébédus, Tùy viên hợp tác, Trưởng phòng Tư pháp - Pháp luật - Quản trị, Đại sứ quán Pháp; ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế và ông Vũ Văn Chiến, Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra đồng chủ trì Hội thảo. Ảnh: K. Dung
leftcenterrightdel
 Các chuyên gia của AFA, Cộng hòa Pháp trao đổi trực tuyến. Ảnh: K. Dung
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế đã cho biết, Hôi thảo được tổ chức trên cơ sở thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2021 của Thanh tra Chính phủ, Việt Nam với Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam. Việc tổ chức Hội thảo thành công sẽ góp phần thúc đẩy giao lưu, học hỏi và tăng cường quan hệ hợp tác giữa Thanh tra Chính phủ với các đối tác của Cộng hòa Pháp.
  

Nhất trí với ý kiến của ông Nguyễn Tuấn Anh, ông Béla Hébédus, Tùy viên hợp tác, Trưởng phòng Tư pháp - Pháp luật - Quản trị, Đại sứ quán Pháp đã nhấn mạnh các vấn đề như: liêm chính và kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ và sự cần thiết phải tổ chức Hội thảo này.

leftcenterrightdel
 Ông Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: K. Dung
leftcenterrightdel
 Ông Nguyễn Mạnh Cường, Chánh Thanh tra Bộ Y tế Việt Nam phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: K. Dung

Tại Hội thảo, các chuyên gia của Cộng hòa Pháp đã giới thiệu về cơ quan phòng chống tham nhũng quốc gia Pháp AFA; các biện pháp giáo dục liêm chính cho công chức; nhận diện các tình huống xung đột trong hoạt động công vụ; cơ chế phòng ngừa, phát hiện và kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ ở Cộng hòa Pháp, đặc biệt trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng (có thể là trong chính các cơ quan phòng, chống tham nhũng).

Hội thảo cũng nhận được các ý kiến trao đổi của đại diện lãnh đạo một số cục, vụ của Thanh tra Chính phủ, lãnh đạo Thanh tra một số bộ, ngành, địa phương đang học tại lớp Thanh tra viên cao cấp về các điểm tương đồng cũng như khác biệt trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng giữa Việt Nam và Cộng hòa Pháp; trao đổi kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

Phát biểu bế mạc Hội thảo, ông Vũ Văn Chiến cảm ơn các ý kiến chia sẻ của các chuyên gia và đại biểu. Ông Vũ Văn Chiến cũng khẳng định Hội thảo có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy giao lưu học hỏi và tăng cường quan hệ hợp tác giữa Thanh tra Chính phủ, Việt Nam và Cộng hòa Pháp. Qua đó tạo điều kiện để hai bên trao đổi, chia sẻ những bài học kinh nghiệm, bài học tốt về liêm chính và kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ, góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định có liên quan của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Việt Nam.

leftcenterrightdel
Quang cảnh tại Hội thảo. Ảnh: K. Dung 

Cơ quan phòng chống tham nhũng quốc gia Pháp AFA được thành lập theo luật ngày 9/12/2016 về đảm bảo minh bạch, chống tham nhũng và hiện đại hóa đời sống kinh tế (gọi tắt là luật « Sapin II »). Đây là cơ quan có thẩm quyền trên phạm vi cả nước trực thuộc Bộ trưởng Tư pháp và Bộ trưởng phụ trách ngân sách, thay thế cho Cơ quan trung ương phòng chống tham nhũng (SCPC). Cơ quan này có chức năng nhiệm vụ: Hỗ trợ các cơ quan công quyền và chủ thể kinh tế trong việc phòng ngừa và phát hiện các hành vi vi phạm liêm chính (như: Tham nhũng và lợi dụng ảnh hưởng; Ưu ái người thân quen; Thu lợi bất chính; Sử dụng vốn sai mục đích và vòi vĩnh). 


K. Dung



Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra