Tại Hội thảo trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm của Pháp về xây dựng và bảo mật cơ sở dữ liệu trong quản lý bản kê khai tài sản thu nhập diễn ra vào chiều 3/11, bà Anne Deslecray, Quyền Vụ trưởng Vụ Quan hệ công chúng Pháp (HATVP) cho biết, tại Pháp, việc xác định những người thuộc diện phải kê khai tài sản thu nhập thông qua nhiều kênh như: Công báo, làm việc với cơ quan quản lý, theo dõi thời sự và thời sự pháp luật, sử dụng các công cụ riêng (Intuiz).
Từ ngày 15/10/2016, việc kê khai từ xa trên ứng dụng ADEL đã trở thành quy định bắt buộc tại Pháp. Mỗi người có nghĩa vụ kê khai sẽ đăng ký tài sản cá nhân, được xác thực bằng giấy tờ chứng minh nhân thân nộp kèm khi đăng ký, chọn mã số khi đăng nhập, mỗi bản kê khai nộp phải được nhập kèm mã OTP gửi qua tin nhắn điện thoại. Các bản kê khai sẽ được chuyển tới máy chủ, chỉ có cán bộ Vụ Quan hệ công chúng mới được quyền truy cập và được lưu vào phần mềm Ulysee sau khi đã được kiểm tra, xác minh.
Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, TTCP Nguyễn Tuấn Anh và Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, TTCP Phí Ngọc Tuyển đồng chủ trì Hội thảo. (Ảnh PV)
Bà Anne Deslecray chia sẻ, việc xác minh thông tin của người kê khai sẽ tiến hành theo các bước: Trước khi lưu bản kê khai được nộp, cần kiểm tra thông tin của người kê khai (có đăng đảm nhiệm các vị trí công việc hoặc chức năng nhiệm vụ thuộc thẩm quyền kiểm soát của HATVP hay không). Tiếp đó, sẽ tiến hành kiểm tra giấy tờ nhân thân của người kê khai trong trường hợp kê khai lần đầu qua hệ thống từ xa, để tránh tình trạng mạo danh người có nghĩa vụ kê khai thực sự.
Các bản kê khai sẽ được lưu vào phần mềm chỉ có cán bộ Vụ quan hệ công chúng mới được quyền truy cập, cán bộ của vụ sẽ lưu bản kê khai theo lĩnh vực mình quản lý. Sau đó, các bản kê khai sẽ được xóa khỏi phần mền đăng nhập. Mọi truy cập vào hồ sơ kê khai lưu trên phần mềm Ulysse đều được lưu vết. Cán bộ của Vụ đều được quyền đăng nhập vào trang dành riêng cho người kê khai nhưng khi truy cập vào trang, cán bộ của Vụ phải có lý do giải trình.
Khi đã quá hạn nộp kê khai tài sản, nếu người kê khai không nộp hoặc chỉ nộp một phần và không có yêu cầu xin gia hạn, quy trình cảnh báo sẽ được khởi động bằng cách gửi email hoặc thư bảo đảm, thư nhắc nhở sẽ gia hạn thời gian kê khai thêm 15 ngày tính từ ngày nhận được thu nhắc nhở .
Khi đã hết 15 ngày theo thư nhắc nhở, hồ sơ chuyển lên Hội đồng HATVP, Hội đồng sẽ ký lệnh buộc thực hiện. Lệnh thực hiện sẽ gửi cho đương sự bằng thư bảo đảm hoặc qua thừa phát lại. Người có nghĩa vụ kê khai sẽ có thời gian 1 tháng (tính ngày nhận để thực hiện nghĩa vụ kê khai). Nếu người kê khai vẫn không thực hiên nộp kê khai theo lệnh của Hội đồng HATVP, hồ sơ sẽ được chuyển lại Hội đồng và Hội đồng sẽ chuyển tiếp sang Viện Công tố.
Chia sẻ tại hội thảo, bà Anne Deslecray cho biết, việc kê khai được hỗ trợ qua số điện thoại đường dây nóng; cán bộ xử lý phải hướng dẫn người kê khai từ xa, giải đáp các câu hỏi có nội dung liên quan đến lĩnh vực giải đáp các câu hỏi của cơ quan hành chính nếu họ muốn có thông tin để cung cấp cho các đại biểu hội đồng địa phương hoặc cán bộ công chức thuộc phạm vi lĩnh vực mình phụ trách. Tuy nhiên, cán bộ của Vụ không có tách nhiệm cung cấp thông tin cho người không thuộc diện phải kê khai theo nguyên tắc bảo mật nghĩa vụ kê khai.
Ngoài ra, việc kê khai từ xa còn được hỗ trợ thông qua email. Tại Pháp, có địa chỉ email riêng để tiếp nhận thắc mắc của người kê khai, hoặc để xin gia hạn nộp kê khai khi có lý do chính đáng. Các yêu cầu xin gia hạn sẽ được chuyển tới Vụ có liên quan trong HATVP để xem xét.
Về việc công bố kê khai không công khai danh tính, từ năm 2017, các bản kê khai sẽ được xử lý lọc thông tin danh tính của người kê khai trước khi lưu vào phần mềm Ulysse. Cán bộ chịu trách nhiệm lưu bản kê khai phải kiểm tra để đảm bảo mọi thông tin danh tính của người kê khai đã được lọc bỏ (cả các thông tin theo yêu cầu của người kê khai hoặc các thông tin có thể ảnh hưởng đến đời tư của người kê khai nếu được công bố).
Toàn cảnh Hội thảo trực tuyến (ảnh PV)
Các yêu cầu xin tra cứu thông tin kê khai từ các bản kê khai thuộc diện được phép công bố tại văn phòng tỉnh trưởng phải được chuyển từ Bộ Nội vụ sang Vụ Quan hệ công chúng, khi nhận được yêu cầu Vụ sẽ gửi bản kê khai được yêu cầu bằng kênh bảo mật nội bộ. Vụ Quan hệ công chửng phải bảo đảm chấm dứt việc công bố bản kê khai của những người đã ngừng công tác, theo quy định phù hợp với từng đối tượng thuộc diện có nghĩa vụ phải kê khai.
Chia sẻ về an toàn và bảo mật thông tin trong kê khai tài sản, ông Frederic Le Compagnon, Giám đốc Công nghệ thông tin, Phụ trách An toàn hệ thống thông tin, HATVP cho biết, 3 nguyên tắc lớn về an toàn thông tin. Thứ nhất, bảo mật thông tin kê khai tài sản bằng cách mã hóa end-to-end (mã hóa đối xứng cho các khai báo tạm thời, mã hóa bất đối xúng cho các khai báo chính thức); chỉ dựa trên dữ liệu người khai báo và giữ liệu lớn big data; quyền trung cập vào các bản kê khai nội bộ bị bạn chế. Thứ hai, trao đổi với người kê khai thông qua kết nối an toàn với cổng kê khai từ xa, đồng thời trao đổi nội bộ qua điện thoại và nền tảng trao đổi tài liệu an toàn. Thứ ba, chống tấn công hệ thống với quy trình phát hiện xâm nhập trên máy chủ bên ngoài, không có kết nối đến trong hệ thống thông tin nội bộ.
Cảm ơn những chia sẻ của các chuyên gia tại Hội thảo, Cục Phó Cục Phòng, chống tham nhũng Phí Ngọc Tuyển khẳng định, những chia sẻ tại Hội thảo đã cung cấp cho Thanh tra chính phủ những kinh nghiệm quý báu hữu ích trong việc kê khai tài sản thu nhập và xây dựng cơ sở giữ liệu về kê khai. Phó Cục Phó Cục Phòng, chống tham nhũng hi vọng, thời gian tới Thanh tra Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ, trao đổi của các chuyên gia Pháp trong việc xây dựng dữ liệu điện tử về kê khai tài sản thu nhập. Những kết quả thu được từ buổi Hội thảo chính là hoạt động hợp tác thực chất và hiệu quả góp phần đưa mối quan hệ hai cơ quan nói riêng, hai quốc gia nói chung lên một tầm cao mới, sâu sắc, chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Dương Nguyễn