Một tuần đen tối chưa từng có trong lịch sử hàng không
Thứ bảy, 26/07/2014 05:58 (GMT+7)
Hàng loạt thảm nạn hàng không xảy ra chỉ trong một tuần trở lại đây đã đi vào lịch sử hàng không dân sự về số người tử nạn lớn nhất tính từ sau cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ 11/9/2001.
<div>Kể từ ngày 17/7, đã có tới 346 người thiệt mạng trong hai vụ tai nạn hàng không riêng biệt.<br></div><div><br></div><div>Mới nhất trong chiều qua, một chiếc máy bay mang theo 116 người đã mất liên lạc khi bay qua Mali. Còn sáng nay, hãng tin AP dẫn lời ông Gilbert Diendere, một vị tướng thuộc quân đội Burkina Faso cho biết, những người tìm kiếm đã phát hiện các thi thể người và xác chiếc máy bay nát vụn trong vụ tai nạn kinh hoàng chiều qua. </div><div><br></div><div>Như vậy đã có hơn 450 người tử nạn trong ba vụ máy bay rơi diễn ra vẻn vẹn 8 ngày qua.</div><div><br></div><div>Tính tổng cộng trong năm nay tới thời điểm này, có ít nhất 703 người đã chết vì tai nạn hàng không (gồm cả vụ máy bay 370 của hãng hàng không Malaysia với 239 người trên khoang mất tích hồi tháng 3).</div><div><br></div><div>Nhiều chuyên gia hàng không đã phải thốt lên rằng “chưa từng thấy một tuần nào như vậy” khi chứng kiến gần 300 người bỏ mạng vì máy bay bị bắn giữa trời; khi hàng loạt hãng hàng không phải ngừng chuyến bay đến sân bay lớn nhất của Israel sau khi những vụ tấn công rocket; khi một máy bay Đài Loan rơi trong bão; khi máy bay của Algeria bị cho là gặp bão, sét đánh trúng và bốc cháy khi đang rơi…</div><div><br></div><div>Ngành hàng không đã trải qua một tuần tồi tệ nhất trong lịch sử hoạt động, với một loạt thảm nạn trải rộng trên ba châu lục.</div><div><br></div><p>Các nhà phân tích công nghiệp và chuyên gia an toàn cũng chỉ biết lắc đầu trước những thảm nạn, chỉ biết nói không thể tìm ra một điểm chung cũng không thể dám khẳng định mọi điều xảy ra do ngẫu nhiên hay hoạt động hàng không bất ngờ trở nên kém an toàn.</p><p><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/huyentt/2014_7/tai_nan_hk.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div></p><p><b>Lời cảnh tỉnh lạnh lùng</b></p><div><br></div><div>Tỉ lệ tai nạn hàng không toàn cầu năm ngoái là 0,41 trên mỗi triệu chuyến bay, theo Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế.</div><div><br></div><div>Con số này bao gồm cả các vụ tai nạn liên quan tới các chuyến bay thuê, chở hàng và các chuyến bay chở khách theo lịch trình.</div><div><br></div><div>"Nếu mọi sự vụ cùng một loại hay cùng một nguyên nhân thì sau đó bạn có thể tìm ra vấn đề hệ thống trong đó, nhưng mỗi sự việc lại diễn ra theo một cách khác nhau”, Jon Beatty, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Qũy An toàn bay – tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ công nghiệp hàng không tại Alexandria, Virginia cho biết.</div><div><br></div><div>Tuy nhiên, ông Beatty nhấn mạnh, ông coi hàng loạt thảm nạn xảy ra trong tuần qua là “lời cảnh tỉnh lạnh lùng” rằng, các tai nạn hàng không có thể gia tăng khi ngành công nghiệp này ngày một phát triển, nhất là các quốc gia đang phát triển. “Càng thêm nhiều chuyến bay, càng có nguy cơ xảy ra nhiều tai nạn”, ông nói.</div><div>Một tuần bất hạnh bắt đầu khi máy bay MH17 của Malaysia bị bắn rơi tại phía đông Ukraine với 298 người trên khoang. Hiện vẫn chưa rõ ai là thủ phạm bắn tên lửa phá hủy máy bay. Các bên vẫn còn đang đổ lỗi cho nhau và công việc điều tra, giải quyết hậu quả vẫn còn ngổn ngang trăm mối.</div><div><br></div><div>Vài ngày sau thảm nạn một máy bay dân sự bị bắn rơi giữa thời bình, thì tại Đài Loan, máy bay của hãng TransAsia Airways đã gặp nạn vì bão, làm 48 người thiệt mạng, 10 người khác trên máy bay bị thương và 5 người bị thương ở mặt đất.</div><div><br></div><div>Ngay trong ngày tiếp theo, chuyến bay của hãng Air Algerie với 116 hành khách và phi hành đoàn đã biến mất trong một cơn bão khi bay qua Mali trong lộ trình từ Burkina Faso đến thủ đô của Algeria. Máy bay thuộc sở hữu của hãng hàng không Swiftair, Tây Ban Nha.</div><div><br></div><div>Với hơn 700 người tử nạn, năm nay (dù mới chỉ hơn nửa năm) trở thành năm “chí tử” nhất với hàng không thế giới kể từ năm 2010.</div><div><br></div><div>Tuy nhiên, nhà phân tích công nghiệp hàng không Robert W. Mann Jr. nói rằng, các diễn biến mới đây không cản trở nhiều hành khách đi máy bay. "Tất cả đều là thảm kịch, nhưng vì tính bản địa hóa của thị trường, vì những tiện ích và nhu cầu nên mọi người vẫn chọn lựa”. </div><div><br></div><div style="text-align: right;"><i>Theo Thái An – Hồng Nhì</i></div><div style="text-align: right;"><i>VietNamnet</i></div>
huyentt