Ngoại trưởng cuối cùng của Liên Xô qua đời
Thứ năm, 10/07/2014 03:03 (GMT+7)
Eduard Shevardnadze, Ngoại trưởng cuối cùng của Liên Xô và là cựu Tổng thống Georgia, vừa qua đời ở tuổi 86.
<p>Trợ lý của ông, Marina Davitashvili, nói ông qua đời hôm thứ Hai sau thời gian dài lâm bệnh.</p><p>Eduard Shevardnadze hầu như chẳng có mấy tiếng tăm ở bên ngoài Georgia vào thời điểm khi Mikhail Gorbachev đề cử làm ông vào chức Ngoại trưởng Liên Xô vào năm 1985.</p><p>Nhưng việc ông thiếu kinh nghiệm trong công tác đối ngoại đã được bù đắp bằng mong muốn thúc đẩy cải cách.</p><p>Ông đã đóng một vai trò then chốt trong các hiệp định vũ khí theo đó giảm đáng kể nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.</p><p>Nhưng sau đó ông đã bị lật đổ trong cương vị nhà lãnh đạo của Georgia vì những cáo buộc tham nhũng.</p><div>Eduard Shevardnadze sinh ngày 25 tháng 1 năm 1928 tại thành phố Lanchkhuti tại Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết.</div><p>Khu vực này của Liên Xô cũ bao gồm cả Armenia, Azerbaijan và Georgia.</p><div>Ông tham gia phong trào thanh niên của Đảng Cộng sản vào năm 1946 và thăng tiến nhanh trong hàng ngũ để trở thành lãnh đạo đảng tại Georgia vào năm 1972.</div><p>Trong những năm 1970, ông đã đấu tranh với nạn quan liêu và đưa ra các biện pháp cải tổ kinh tế thị trường.</p><p>Ông đặc biệt quan tâm tới việc bài trừ tham nhũng trong đảng, tước quyền dùng hàng trăm xe hơi sang trọng và biệt thự của quan chức của đảng và miễn nhiệm nhiều người khác.</p><p>Trên thực tế những cải cách của Shevardnadze qui mô tới mức một số người cho rằng các chính sách cải tổ - glasnost - đã được đưa ra không phải do Gorbachev trong những năm 1980 mà do Shevardnadze vào những năm 1970.</p><p>Trong cương vị Ngoại trưởng của Liên Xô từ năm 1985 đến năm 1990, khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu tan băng, ông giám sát quá trình chuyển đổi trong chính sách đối ngoại của Liên Xô.</p><p><b>Từ chức và bị lật đổ</b></p><div>Là người hầu như không có kinh nghiệm về ngoại giao, ông đã trở thành một đại sứ cho các chính sách của nhà nước Xô Viết mới về cải tổ và tái cơ cấu.</div><div>Ông đã đàm phán một loạt các thỏa thuận kiểm soát vũ khí quan trọng, gồm cả hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung theo đó loại trừ toàn bộ vũ khí nguyên tử.</div><p>Việc ông từ chức vào tháng 12 năm 1990 là cú sốc cho chính Tổng thống Gorbachev.</p><p>Tám tháng sau, vào tháng 8 năm 1991, xe tăng tiến vào Moscow trong một nỗ lực đảo chính...</p><div>Cuộc đảo chính thất bại chỉ trong vài ngày và Shevardnadze, chỉ trong một tháng, đã một lần nữa trở thành ngoại trưởng của Liên bang Xô viết đang tan rã.</div><p>Chính Georgia quê hương ông cũng tan rã do bạo lực giữa các phe phái. Một cuộc nội chiến nổ ra và nền kinh tế sụp đổ kéo theo thực trạng thiếu lương thực và chất đốt.</p><p>Vào tháng Ba năm 1992, ông Shevardnadze trở lại thủ đô Tbilisi, sau khi Tổng thống Georgia đã bỏ trốn. Vì không bị chống đối trong cuộc bầu cử lãnh đạo, ông đã có thể đảm bảo được trật tự, thậm chí ngay trong quốc hội của ông.</p><p>Ông thành công trong việc dập tắt cuộc nội chiến đẫm máu, nhưng đất nước vẫn bất ổn.</p><p>Vào năm 1995, ngay sau khi thoát chết từ một âm mưu ám sát, ông được bầu làm Tổng thống Georgia.</p><p>Ngoài vấn đề ly khai nhà nước tiếp tục diễn ra, ông phải đối mặt với xung đột chính trị với các nhà nước láng giềng trong việc ấn định một đường ống dẫn dầu hết sức quan trọng về kinh tế từ các mỏ dầu Baku gần đó.</p><p>Nhưng, với nạn tham nhũng vẫn hoành hành, ông Shevardnadze đối diện các lời kêu gọi cải cách chính trị nhiều hơn nữa.</p><p>Và cao trào rốt cùng đã xảy ra vào tháng 11 năm 2003 khi, sau khi ông đã giành được một chiến thắng gây tranh cãi trong cuộc bầu cử tổng thống Georgia, ông bị lật đổ.</p><div style="text-align: right;"><i>Theo Soha.vn</i></div><div><br></div>
huyentt