Người đi bộ đeo khẩu trang trên đường Montorgueil, ở trung tâm Paris, ngày 2/11/2020. (Ảnh: AFP)
Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 3/11, đã có 34.023.168 ca nhiễm CODVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 12.078.833 ca bệnh đang điều trị, có 11.992.339 ca ở thể nhẹ (chiếm 99%) và 86.494 ca (chiếm 1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện đã hoành hành tại 218 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong 24 giờ qua, với thêm tới 88.505 ca nhiễm, Mỹ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Pháp (52.518 ca) và Ấn Độ (37.592 ca). Cùng với đó, Mỹ cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 507 ca, sau đó là Ấn Độ (497 ca) và Argentina (483 ca).
Với 13. 849.258 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 3/11, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới. Trong đó, 245.850 ca đã tử vong do COVID-19 và 12.348.544 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là: Ấn Độ, Iran và Iraq với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 8.266.914; 628.780 và 478.701 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 123.139; 35.738 và 11.017 ca.
Bắc Mỹ tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm hai thế giới khi 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 98.850 ca nhiễm COVID-19 và 713 ca tử vong vì dịch bệnh này, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 11.417.846 và 354.153 ca. Với 9.567.068 ca nhiễm và 236.982 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 929.392 và 240.263 ca nhiễm, cùng 91.895 và 10.208 ca tử vong vì COVID-19.
Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu đang tăng rất nhanh, hiện ở mức 10.451.112 ca, trong đó có 249.909 ca tử vong và 3.912.730 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này đã ghi nhận thêm 249.909 ca nhiễm và 2.325 ca tử vong mới vì COVID-19. Nga, Pháp và Tây Ban Nha là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 1.655.038; 1.466.433 và 1.313.087 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, Anh lại hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 46.853 ca, sau khi có thêm 136 ca trong 24 giờ qua.
Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 31.940 ca nhiễm và 945 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 9.741.397 ca và 296.474 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 8.501 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 5.554.206 vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, với 483 ca tử vong được ghi nhận trong một ngày qua, Argentina lại là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất vì COVID-19; tiếp sau đó là Brazil và Colombia với lần lượt 168 và 155 ca tử vong mới.
Tính đến sáng 3/11, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 1.813.790 ca, trong đó có 43.461 ca tử vong và 1.481.400 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 727.595 ca nhiễm và 19.465 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 772 ca nhiễm mới và 54 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Ai Cập, với tổng số lần lượt 225.070 và 107.925 ca nhiễm bệnh cùng 3.826 và 6.291 ca tử vong.
Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 38.879 ca nhiễm (tăng 1.401 ca) và 979 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 7 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 27.602 ca, trong đó 907 ca tử vong./.
Theo Dangcongsan.vn