Truyền thông thế giới chế nhạo bản đồ mới của Trung Quốc

Thứ hai, 30/06/2014 00:52
Báo chí quốc tế cho rằng bản đồ dọc mà Trung Quốc mới phát hành trông như bản đồ khu vực Đông Nam Á, trong khi dư luận nước này nghĩ ra những hình thù hài hước cho cái mà Bắc Kinh gọi là lãnh thổ quốc gia.
<p>"Đừng ngạc nhiên khi nhận thấy rằng bản đồ chính thức mới của Trung Quốc không chỉ chứa nhiều hơn những gì chỉ là Trung Quốc, mà còn cả một phần rộng lớn của Biển Đông nóng bỏng", International Business Times mở đầu bài viết.&nbsp;</p><p>Tờ thời báo về kinh tế cho hay Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đến hơn 90% Biển Đông và bản đồ mới phát hành được mở rộng để nhấn mạnh những vùng nước tranh chấp với láng giềng một cách nổi bật hơn nhiều so với các bản đồ trước đây.</p><p>Bản đồ này cho thấy rõ ngoài phần lục địa của Trung Quốc, phạm vi mà nước này gọi là "chủ quyền" của mình còn mở rộng ra khắp Biển Đông, kéo dài đến tận bờ biển của Malaysia và Philippines theo hình lưỡi bò ôm trọn cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.</p><p>Vùng biển và các đảo trên Biển Đông được vẽ với tỷ lệ tương đương phần đất liền, khác với cách đặt trong một ô vuông nhỏ dưới góc như bản đồ truyền thống lâu nay của Trung Quốc.</p><p>"Để bao quát được tuyên bố chủ quyền theo đường chín đoạn mà Trung Quốc tự quy định, bản đồ này hóa ra lại trông giống một bản đồ Đông Nam Á hơn là một bản đồ Trung Quốc", tờ báo nhận xét.&nbsp;</p><p>Trong bài viết có tiêu đề "Vũ khí mới của Trung Quốc trong cuộc chiến trên Biển Đông là... một bản đồ dọc", Wall Street Journal cho hay ấn phẩm của Bắc Kinh đang vấp phải những phản ứng trái chiều từ dư luận trên các mạng xã hội.</p><p>"Nếu Anh và Pháp muốn tính cả những lãnh thổ hải ngoại, họ chỉ cần phô ra một bản đồ toàn thế giới sao. Có ích gì khi đặt những hòn đảo này vào lúc này không? Điều đó chẳng có gì hơn là một tham vọng lộ liễu. Những gì nhà xuất bản bản đồ Hồ Nam làm chỉ cho thấy các nhà cực đoan cánh tả đang đi theo chủ nghĩa yêu nước mù quáng một cách dễ dãi".&nbsp;</p><p>Foreign Policy thì đề cập đến cuộc tranh cãi hài hước trên mạng Internet Trung Quốc về hình thù của lãnh thổ quốc gia với bài viết "Này Bắc Kinh, bản đồ đó nằm trong túi anh à?".</p><p>Một tác giả và là một nhà bình luận xã hội Trung Quốc nhận xét trên trang Weibo của mình rằng, bản đồ mới khiến lãnh thổ của Trung Quốc không còn giống hình con gà trống, một mô tả mang tính chuẩn mực mà trẻ em nước vẫn được dạy ở trường bấy lâu nay.&nbsp;</p><p>"Với lời lẽ cẩn trọng để tránh gây chú ý của các nhà kiểm duyệt về khiêu dâm, những người dùng Weibo suy đoán rằng nó trông giống một con đại bàng, một bản đồ châu Phi, hay một bộ phận của nam giới như một người thốt lên: 'Đó là một chàng trai!' ", tờ báo viết.</p><p>Trong bản đồ mới, "đường lưỡi bò" nuốt trọn Biển Đông được Trung Quốc thể hiện bằng 10 đoạn màu đỏ, thay vì 9 đoạn như trước đây. Đoạn thứ 10 này nằm gần Đài Loan, hòn đảo mà Trung Quốc xem là một phần lãnh thổ của mình.</p><p>Phil Star bình luận rằng bản đồ của Bắc Kinh chỉ là một "bức vẽ" vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển UNCLOS. Đối với người Philippines, khái niệm "vẽ" hàm chứa những điều tự tạo ra, không có thật, hoặc lời hứa suông của một ai đó bị chế giễu, bác bỏ.&nbsp;</p><p>"Họ vẽ ra một đường 9 đoạn. Bây giờ nó lại được biến thành 10. Theo lịch sử, đường này dưới thời Tưởng Giới Thạch là đường 11 đoạn", trưởng văn phòng báo chí của tổng thống Philippines, ông Herminio Coloma Jr. nói. "11 biến thành 9, bây giờ lại thành 10. Cuối cùng, để đơn giản, họ vẽ ra nó. Tất cả những bản hình vẽ này bị bác bỏ bởi UNCLOS".</p><p>Kênh ABS-CBN News dẫn lời luật sư Harry Roque, giám đốc Viện Nghiên cứu Pháp lý Quốc tế Philippines, nhận định Trung Quốc dường như đang bị rối loạn vì liên tục thay đổi thông tin về tuyên bố lãnh thổ của mình.</p><p>"Dù Trung Quốc có làm gì thì cuối cùng tòa án (quốc tế) cũng sẽ là cơ quan phán quyết về tính hợp pháp của đường 9 đoạn hay 10 đoạn", ông Roque nói. "Làm sao có thể mong chờ cộng đồng quốc tế tin vào giá trị của nó khi bản thân bên yêu sách là Trung Quốc còn không chắc chắn đó là 9, 10 hay 11 đoạn?".</p><p>Cả Việt Nam và Philippines đều cực lực phản đối việc Trung Quốc phát hành tấm bản đồ với "đường lưỡi bò" khoanh hầu như toàn bộ Biển Đông, khẳng định đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.</p><p>Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế ở Hà Lan từ năm ngoái, nhằm vô hiệu hóa yêu sách phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc từ chối ra tòa. Bắc Kinh hôm 25/6 còn biện bạch rằng mục đích chính của việc phát hành bản đồ là "phục vụ công chúng Trung Quốc" và cho rằng không nên diễn giải quá sâu về tài liệu này.</p><div style="text-align: right;"><i>Theo Anh Ngọc</i></div><p style="text-align: right;"><i>VNE</i></p><p>&nbsp;</p><div><br></div><div><br></div>
huyentt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra