Ván cờ Trung Đông: Nga đang “chơi trên cơ” Mỹ và không sa lầy ở Syria

Thứ năm, 14/12/2017 14:31
Mặc dù Mỹ vẫn có sự hiện diện số 1 ở Trung Đông, hiện nay Nga đang tạm giành ưu thế trước Mỹ ở Syria và một số nước Hồi giáo khác.

Ngày 11/12 vừa qua, Tổng thống Nga Putin bất ngờ đến thăm Syria và tuyên bố rút một phần đáng kể quân đội Nga khỏi đây. Tại căn cứ không quân Hmeimim ở Syria, Tổng thống Putin ca ngợi các binh sĩ Nga đã chiến đấu một cách xuất sắc trước lực lượng khủng bố quốc tế (ám chỉ tổ chức khủng bố IS) và nói rằng giờ họ có thể hồi hương.

“Trong 2 năm qua, các lực lượng vũ trang Nga cùng với quân đội Syria đã đánh bại nhóm khủng bố quốc tế có năng lực chiến đấu tốt nhất”, Tổng thống Putin phát biểu.

Nga bắt đầu can thiệp quân sự vào Syria vào cuối năm 2015 để ngăn chặn tổ chức IS đang hoành hành ở đây vào thời điểm đó và để hậu thuẫn cho chính quyền Tổng thống Syria al-Assad khi ấy đang gặp khó khăn lớn.

Không sa lầy

Nhớ lại hồi đó, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Barack Obama tiên đoán Nga sẽ “sa lầy” ở chiến trường Syria. Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter dưới thời Obama cũng cảnh báo rằng cách tiếp cận của Moscow “nhất định sẽ thất bại”.

Nhưng hiện nay chưa thấy dấu hiệu nào cho thấy Nga “sa lầy” ở Syria cả. Ngược lại, Nga vẫn tỏ rõ sự tự tin, sự chủ động và khả năng “làm chủ cuộc chơi” tại đây.

Trên thực tế, tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan IS đã bị đánh tan tác ở Syria. Việc Nga can dự quân sự vào Syria đã tạo bước ngoặt căn bản trong cuộc chiến chống IS tại đây. Điều này đã được chính cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Trong khi đó, chính thức chỉ có khoảng bốn chục quân nhân Nga tử trận ở Syria trong 2 năm qua. Con số này rõ ràng thấp hơn nhiều so với khoảng 14.000 binh sĩ Liên Xô tử trận ở Afghanistan trong thập niên 1980.

Nga không chỉ góp phần quan trọng đánh bại IS; họ còn là chỗ dựa quan trọng cho chính quyền của Tổng thống Syria Assad thân Nga. Nguy cơ ông Assad bị lật đổ đã bị đẩy lùi đáng kể. Sau 2 năm, tình hình Syria đã biến chuyển mau lẹ theo hướng có lợi cho chính quyền Assad và mối quan hệ Nga-Syria. Cả Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia hiện nay đều không còn đặt ra vấn đề ông Assad phải ra đi trong giải pháp chính trị cho Syria.

Như vậy Nga đã đạt được các mục tiêu chính của họ, với tổn thất ở mức thấp nhất có thể.

leftcenterrightdel
Tổng thống Nga Putin (giữa), Tổng thống Syria Assad (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu tại căn cứ không quân Hmeymim ở Syria vào ngày 11/12. Ảnh: Sputnik. 
Không những thế, Nga còn thu được các kết quả khác. Cuộc chiến chống khủng bố ở Syria là một dịp quý giá để quân đội Nga tôi luyện trong thực chiến, đồng thời thử nghiệm các loại vũ khí do Nga sản xuất, bao gồm cả các loại vũ khí mới, cung cấp thêm cơ sở cho quá trình hiện đại hóa quân đội nước này. Đây cũng là dịp quảng bá cho các sản phẩm của ngành công nghiệp vũ khí Nga. Trên thực tế, Nga đã thử nghiệm được hàng chục loại vũ khí và đơn đặt hàng từ nước ngoài đối với các vũ khí đó đã gia tăng đáng kể sau đó.

Mở rộng ảnh hưởng

Trên đà thắng lợi, Nga đã mở rộng không ngừng ảnh hưởng ở Trung Đông, sử dụng Syria làm bàn đạp.

Ban lãnh đạo Nga không muốn trở lại với Chiến tranh Lạnh, cũng không muốn sa đà vào một Afghanistan thứ 2. Thế nhưng khi điều kiện thuận lợi, họ sẵn sàng và nhanh chóng tận dụng cơ hội để mở rộng ảnh hưởng không chỉ ở Syria mà còn cả Trung Đông.

Trong chuyến công du Trung Đông vừa qua, ngoài Syria, Tổng thống Putin còn thăm Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập.

Trong chuyến thăm Ai Cập của Tổng thống Nga Putin, hai bên đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực kinh tế. Ông Putin cũng thể hiện thái độ thắt chặt quan hệ với Ai Cập nói riêng và Trung Đông nói chung.

Chuyến thăm của Tổng thống Putin tới Thổ Nhĩ Kỳ cũng rất đáng lưu ý khi chỉ cách đây 2 năm, quan hệ giữa 2 nước Nga-Thổ còn rất căng thẳng và lãnh đạo 2 nước này chỉ trích nhau dữ dội. Nhưng trong chuyến thăm vừa qua, cả Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Erdogan đều tay bắt mặt mừng, gọi nhau là “người bạn, người bạn thân mến”. Và họ không dừng lại ở những lời xã giao. Nguyên thủ của 2

Đặc biệt trong chuyến thăm Trung Đông lần này, Tổng thống Putin đã bày tỏ quan điểm tích cực về quan hệ Israel-Palestine, rằng phải nối lại đàm phán cho các tranh chấp giữa đôi bên.

Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đợt tấn công căn cứ Syria vào tháng 4, về cơ bản đã trùng xuống trong chính sách can dự ở đây.

Không những vậy Tổng thống Mỹ còn làm nước Mỹ thêm xa cách với thế giới Arab và Hồi giáo bằng việc tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Và người Nga dường như đang tích cực khai thác điều này để xây dựng hình ảnh thân thiện và tích cực ở Trung Đông.

Có lẽ Nga đang dần nổi lên trở thành nhân tố bên ngoài quan trọng thứ 2 ở Trung Đông, chỉ sau Mỹ mà thôi./.

 

 Theo Trung Hiếu

VOV

 

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra