Cần có chế tài đủ mạnh đảm bảo kết luận thanh tra được thực hiện triệt để

Thứ ba, 08/07/2014 06:50
(ThanhtraVietnam) – Ngày 7/7, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức hội thảo xây dựng Dự thảo Nghị định về việc thực hiện kết luận thanh tra và Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng chủ trì hội thảo.
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;">Đánh giá tình hình chung, ông Nguyễn Văn Kim – Hàm Vụ trưởng Vụ Pháp chế Thanh tra Chính phủ cho biết, thực hiện kết luận thanh tra, kết luận giải quyết khiếu nại có ý nghĩa hết sức quan trọng đến hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Mặc dù Luật Thanh tra 2010, Luật Khiếu nại&nbsp; đã có những quy định về nội dung này tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại còn nhiều bất cập gây bức xúc trong nhân dân. Đây là một khâu yếu, tác động tiêu cực đến việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.</p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Ông Nguyễn Văn Kim cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực tế trên, tuy nhiên nguyên nhân quan trọng nhất là do các quy định của pháp luật về thực hiện kết luận thanh tra, giải quyết khiếu nại còn chưa đầy đủ, chưa chi tiết, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn vì vậy cần xây dựng văn bản pháp luật có tính pháp lý cao, tương xứng để điều chỉnh những vấn đề thực tiễn đang đặt ra.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Riêng về việc thực hiện kết luận thanh tra, theo kết quả rà soát và đánh giá sơ bộ các văn bản pháp luật của Thanh tra Chính phủ cho thấy, hiện chưa có các quy định cụ thể về: trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra; biện pháp bảo đảm thực hiện kết luận thanh tra; chế tài xử lý các chủ thể có hành vi vi phạm trong việc thực hiện kết luận thanh tra; áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật chuyên ngành khác trong việc thực hiện kết luận thanh tra.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Đặc biệt, nhiều năm qua, việc thực hiện kết luận thanh tra tỷ lệ thực hiện còn thấp, nhất là việc khắc phục hậu quả và xử lý cán bộ vi phạm phát hiện qua thanh tra. Theo thống kê từ 2007 – 2011, tỷ lệ khắc phục hậu quả vi phạm theo kết luận thanh tra rất thấp như: thu hồi sau thanh tra về tài chính chỉ đạt khoảng 50%, về đất đai đạt khoảng 20% so với thất thoát do sai phạm kinh tế mà kết luận thanh tra đã kết luận.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><div style="font-family: Arial, sans-serif; font-size: 10pt; line-height: 115%; text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/vunglq/2014_7/canco2.JPG" width="500px"></div><div style="text-align: center;"><font color="#666666" face="Arial, sans-serif"><span style="font-size: 11px; line-height: 18px;"><i>Hội thảo xây dựng Dự thảo Nghị định về việc thực hiện kết luận thanh tra và Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.</i></span></font><br></div><font face="Arial, sans-serif" size="2"><span style="line-height: 115%;">Dự thảo Nghị định về việc thực hiện kết luận thanh tra bao gồm 7 chương, 27 điều quy định về trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra; kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra.<o:p></o:p></span></font></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Về trách nhiệm của các chủ thể, Dự thảo Nghị định quy định kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra của thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước hoặc của thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thì thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có trách nhiệm ban hành văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra. Văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra phải nêu rõ những nội dung xử lý về kinh tế, hành chính, hình sự và việc khắc phục hiệu quả thiếu sót trong quản lý, hoàn thiện chính sách, pháp luật; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, các cá nhân trong việc thực hiện kết luận thanh tra.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Trong khi đó, đối tượng thanh tra phải thi thành và tổ chức thi hành kịp thời, đầy đủ các nội dung đã được xác định rõ trong kết luận thanh tra, quyết định xử lý thanh tra. Đối tượng thanh tra phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra trong trường hợp kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra có nội dung phức tạp, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, ảnh hưởng nhiều đến an ninh trật tự.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Đặc biệt, Dự thảo Nghị định quy định thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra phải chỉ đạo, yêu cầu đối tượng thanh tra thực hiện kịp thời, đầy đủ kết luận thanh tra. Trường hợp đối tượng thanh tra không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời thì thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo lý do không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Tại hội thảo, đa số các đại biểu đồng quan điểm về sự cần thiết để ban hành văn bản về thực hiện kết luận thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo bởi đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan thanh tra thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề xuất cần quy định những chế tài chi tiết, cụ thể để bảo đảm việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại được nghiêm minh hơn./.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><b>Quang Vững</b></span></p>
hangnt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra