Cần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước

Thứ năm, 10/07/2014 10:40
(ThanhtraVietnam) – Bằng kết quả khảo sát thực tiễn, đề tài khoa học cấp Bộ "Giải quyết khiếu nại trong các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước” do Phó Tổng Biên tập Tạp chí Thanh tra Lê Tiến Đạt làm Chủ nhiệm đã chỉ ra rằng, công tác giải quyết khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh chưa có những quy định pháp lý cụ thể.
<p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại tình trạng một bộ phận các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước chưa có bộ phận đầu mối để tiếp nhận giải quyết khiếu nại; quy trình giải quyết khiếu nại ở các đơn vị này chưa thống nhất; đồng thời, vẫn còn tồn tại tình trạng kết quả giải quyết khiếu nại không được công khai. Đó thực sự là những vấn đề nổi cộm trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội khi mà nhận thức về “đơn vị sự nghiệp” chưa được thống nhất cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam; bản chất và địa vị pháp lí của doanh nghiệp nhà nước khá phức tạp, bị quy định và điều chỉnh bởi nhiều bộ luật khác nhau và không có một văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn tập trung, chi tiết, thống nhất cho công tác giải quyết khiếu nại ở đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.&nbsp;</p><p style="text-align: justify;">Chính vì thế, Chủ nhiệm đề tài khẳng định, việc nghiên cứu sâu, toàn diện và có tính tổng thể về giải quyết khiếu nại trong các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước đặt trong điều kiện đổi mới tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước để qua đó đề xuất các giải pháp giúp các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại nói riêng, hiệu quả hoạt động nói chung là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.&nbsp;</p><p style="text-align: justify;">Phó Tổng Biên tập Tạp chí Thanh tra cũng cho biết, khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp công lập có thể được hiểu là quyền tự vệ và tự định đoạt của cá nhân, tổ chức trong quan hệ quản lí hành chính nhà nước hoặc quan hệ cung cấp dịch vụ công với đơn vị sự nghiệp công lập, được thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm chính thức yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục hành chính tranh chấp phát sinh từ việc ban hành quyết định, thực hiện hành vi đơn phương của đơn vị sự nghiệp công lập. Căn cứ vào đối tượng, khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp công lập được phân chia thành ba loại, đó là, khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập; khiếu nại quyết định kỷ luật đối với công chức, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập; khiếu nại quyết định, hành vi cung cấp dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công lập.</p><p style="text-align: justify;">Còn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong doanh nghiệp nhà nước là việc công dân, cơ quan, tổ chức, công chức, viên chức, người lao động trong doanh nghiệp nhà nước theo thủ tục được quy định tại Luật khiếu nại và các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đề nghị doanh nghiệp nhà nước, người có thẩm quyền trong doanh nghiệp đó xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Các quyết định hoặc hành vi có tính chất hành chính trong DNNN có thể bị khiếu nại phải có các điều kiện, đó là, người khiếu nại là cá nhân làm việc trong doanh nghiệp, tập thể người lao động, bản thân DNNN khi cho rằng quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm hại do thực hiện các quyết định hoặc hành vi đó. Đồng thời, các khiếu nại phải liên quan tới cơ cấu tổ chức của DNNN trên cơ sở quyết định mang tính chất hành chính như thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể DNNN, đơn vị thành viên trong mô hình DNNN theo công ty mẹ - con, các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp; quản lý sản xuất kinh doanh trong nội bộ DNNN như việc thực hiện các tiêu chuẩn, định mức, đơn giá, quy trình sản xuất; thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh có thể ảnh hưởng đến nhiệm vụ nhà nước giao.&nbsp;</p><p style="text-align: justify;"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://thanhtravietnam.vn/Portals/0/NEWS_IMAGES/dunglk/2014_7/hoithao1.JPG" width="500px"></div><p style="font-size: 11px; line-height: 18px; text-align: center; font-style: italic;"><font>Phó Tổng biên tập Tạp chí Thanh tra Lê Tiến Đạt - Chủ nhiệm đề tài trình bày thuyết minh</font></p><p style="text-align: justify;">Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Ban Chủ nhiệm đã đưa ra các giải pháp mang tính căn cơ nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước. Các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật và các quy trình cụ thể; tăng cường công tác quản lý nhà nước, thanh tra kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khiếu nại của các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về khiếu nại nói riêng.&nbsp;</p></p><p style="text-align: justify;">Bên cạnh những giải pháp chiến lược trên, Ban Chủ nhiệm đề tài khuyến nghị các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét, nghiên cứu ban hành Thông tư hướng dẫn về thủ tục giải quyết khiếu nại đối với các quyết định, hành vi đơn phương của đơn vị sự nghiệp công lập, đáp ứng các yêu cầu cơ bản về quy định cụ thể, hợp lí về thủ tục và hình thức tiếp nhận yêu cầu khiếu nại; bảo đảm triệt để quyền khiếu nại của cá nhân, tổ chức và hạn chế tối đa tình trạng khiếu nại "cầu may" đối với các quyết định, hành vi đơn phương của đơn vị sự nghiệp công lập; bảo đảm giải quyết nhanh chóng, dứt điểm, hiệu quả khiếu nại; phân định rành mạch chức năng cung cấp các dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công lập với chức năng quản lí của cơ quan nhà nước và chức năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; quy định chung, đầy đủ, hợp lí về khái niệm, điều kiện, hình thức khiếu nại; về thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại có tính chất hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập nhằm tránh tình trạng áp dụng tương tự những quy định không phù hợp của Luật Khiếu nại.&nbsp;</p><p style="text-align: justify;">Ngoài ra, để công tác giải quyết khiếu nại trong doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới đạt chất lượng cao hơn thì các cơ quan chức năng cần sớm có những hướng dẫn chi tiết, cụ thể về người giải quyết khiếu nại lần đầu trong doanh nghiệp nhà nước để phù hợp với giai đoạn chuyển đổi của doanh nghiệp nhà nước hiện nay; quy định cụ thể về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của doanh nghiệp nhà nước trong giải quyết khiếu nại lần hai đối với các doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước không nắm giữ 100% vốn điều lệ, về nội dung khiếu nại trong doanh nghiệp nhà nước và về những quyết định hoặc hành vi có tính hành chính nào trong doanh nghiệp nhà nước có thể bị khiếu nại và được áp dụng pháp luật về khiếu nại vào giải quyết./.&nbsp;</p><p style="text-align: right;"><b>K. Dung – Q. Vững</b></p>
huyentt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra