Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) cần loại trừ được thủ tục kép trong đầu tư
Thứ ba, 24/06/2014 07:57 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) - Hôm qua 23/6, khi cho ý kiến về dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) các đại biểu tập trung thảo luận về thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, công khai, minh bạch và đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế.
<p style="text-align: justify;">Theo ông Vũ Tiến Lộc đại biểu tỉnh Thái Bình quy định về giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại dự thảo Luật đầu tư so với luật hiện hành mặc dù đã có tiến bộ do danh mục các dự án đầu tư phải thực hiện đăng ký đã giảm đi nhiều nhưng để đạt được sự đột phá thì cần phải sự mạnh dạn hơn nữa cho việc giảm danh mục dự án cần phải quản lý bằng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.</p><p style="text-align: justify;">Trước hết, đối với nhóm dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện như đã đề cập ở trên trong Dự thảo luật này, đầu tư là để kinh doanh, đầu tư với kinh doanh là một. Do vậy, trên thực tế các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện cũng chính là các lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Mà các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện thì nhà nước đang quản lý bằng giấy phép hoặc điều kiện kinh doanh do luật chuyên ngành quy định và các cơ quan quản lý chuyên ngành kiểm soát. Vì vậy, nếu nay ta lại bắt các nhà đầu tư phải làm thêm thủ tục đăng ký đầu tư đối với các dự án thuộc lĩnh vực này thì một mặt nó tạo ra một thủ tục kép trong thể chế, chúng ta dùng 2 thủ tục để cùng quản lý một việc. Hai là nhà nước phải mất thêm công sức, tiền của cho thủ tục đăng ký đầu tư không cần thiết và chắc chắn là không thể hiệu quả bằng quản lý của từng cơ quan chuyên ngành và trên hết quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư đã bị xâm hạm.</p><p style="text-align: justify;">Với nhóm dự án mà nhà đầu tư tự yêu cầu xin cấp giấy phép chứng nhận đầu tư, về mặt hình thức nhóm này không bắt buộc hoàn toàn cho nhà đầu tư tự nguyện. Vì vậy, không ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc vẫn phải duy trì nhóm này cho thấy chúng ta đã chịu bó tay trước một thực tế, có những việc không cần giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhưng có cơ quan nhà nước nào đó vẫn đòi, khiến nhà đầu tư bắt buộc tự nguyện phải đi xin. Chúng ta đều biết rất rõ, nếu không phải vì bắt buộc, không ai tự mình muốn đi xin một loại giấy tờ thêm làm một loại thủ tục hành chính nào cả. Bỏ thủ tục đăng ký đầu tư trong Luật đầu tư là một bước tiến đáng kể, nhưng sẽ thật đáng tiếc, nếu chúng ta không dám triệt để yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước có liên quan không được đòi nhà đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong những trường hợp pháp luật không quy định.</p><p style="text-align: justify;"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/vunglq/2014_6/luatdautu.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div>Đối với nhóm các dự án sử dụng nguồn lực từ nhà nước hoặc ảnh hưởng đáng kể tới nguồn lực không sẵn có hoặc khan hiếm đây là nhóm dự án cần kiểm soát nhất bằng thủ tục giấy chứng nhận đầu tư thì dự luật lại bỏ qua. Cái có lý ở đây là mọi chủ thể có quyền tự do, nhưng nếu đầu tư kinh doanh mà sử dụng nguồn lực của nhà nước, nhân dân thì nhà nước phải quản lý chặt chẽ để đảm bảo không sử dụng lãng phí hoặc xâm hại tới các lợi ích công cộng trong quá trình sử dụng các nguồn lực này.</p><p style="text-align: justify;">Với những lập luận trên, ông Lộc đề nghị bỏ thủ tục đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với tất cả các dự án đầu tư, trừ các dự án sử dụng nguồn lực từ nhà nước, đất đai, tài nguyên hoặc có ảnh hưởng đáng kể tới các nguồn lực khan hiếm khác của xã hội.</p><p style="text-align: justify;">Về thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư được quy định tại Điều 33 đại biểu Lê Công Đỉnh - Long An đồng tình với quy định "nhà đầu tư tự xác định ưu đãi và làm thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền". Bởi quy định như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư chủ động trong xác định ưu đãi".</p><p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, Đại biểu này đề nghị bỏ quy định "trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu xác định ưu đãi đầu tư thì thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư”. Vì thủ tục này không cần thiết, làm tăng thủ tục, có thể làm chậm tiến độ triển khai thực hiện. Quy định như vậy có thể phát sinh tiêu cực, hơn nữa giai đoạn này chính doanh nghiệp cũng chưa thể xác định dự án có thể đáp ứng được 100% các điều kiện để hưởng ưu đãi, đồng thời theo dự thảo nghị định hướng dẫn của Chính phủ lại quy định tất cả các ưu đãi đầu tư phải được ghi vào giấy chứng nhận đầu tư thì nhà đầu tư mới được hưởng ưu đãi. Quy định như trên dẫn đến tình trạng tất cả các dự án đầu tư đều phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, thời gian chấp nhận đầu tư thì tại quy định là 30 ngày. Như vậy, mục tiêu cải cách hành chính của luật sẽ không thực hiện được.</p><p style="text-align: justify;">Vì vậy đại biểu Lê Công Đỉnh đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, nên chăng quy định chi tiết ưu đãi đầu tư trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cần quy định chi tiết địa bàn ưu đãi đầu tư, ngành nghề đầu tư có điều kiện và ngành nghề cấm đầu tư trong dự thảo luật. Hoặc ít nhất cũng xác định được các nguyên tắc, tiêu chí trong dự thảo luật để Chính phủ thực hiện.</p><p style="text-align: justify;">Về nội dung ưu đãi đầu tư đại biểu Nguyễn Văn Cảnh - Bình Định đề nghị bổ sung thêm một điểm có nội dung là "ưu đãi đối với sản phẩm, sản xuất được nội địa hóa 100%" vào Khoản 1, Điều 26 quy định về lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Vì đây là một nội dung quan trọng cần thể hiện trong luật, bởi chúng ta luôn mong muốn có những sản phẩm do chính chúng ta tự sức làm ra. Mục tiêu hướng đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.</p><p style="text-align: justify;">Theo giải thích của Đại biểu này từ quy định ưu đãi đối với sản xuất, sản phẩm nội địa hóa 100% trong luật, Chính phủ sẽ quy định chi tiết hơn đối với sản phẩm nội địa hóa 100% để tiêu thụ nội địa hay nội địa hóa 100% để xuất khẩu và nhóm sản phẩm nào cần được ưu tiên trước. Đây cũng là một nội dung quan trọng để tăng tính hiệu quả của chính sách ưu đãi. Nếu không có quy định ưu đãi sản xuất, sản phẩm nội địa hóa 100% thì sẽ không tạo được điều kiện thuận lợi cho thị trường "đầu ra" của các sản phẩm trong ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước.</p><div style="text-align: justify;">Dự kiến Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8./.</div><div style="text-align: right;"><b>Quang Vững</b></div>
anhdt