Gần một nửa cơ sở thực phẩm chức năng không đạt chất lượng
Thứ sáu, 04/07/2014 06:10 (GMT+7)
Kết quả thanh tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu thực phẩm chức năng của Cục An toàn thực phẩm cho thấy đến gần 50% cơ sở được kiểm tra không đạt yêu cầu về chất lượng.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial"><o:p><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://www.thanhtravietnam.vn/Portals/0/NEWS_IMAGES/hangnt/2014_6/thucphamchucnang.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;"><i style="font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-size: 12px; font-variant: normal; line-height: 14.399999618530273px; color: rgb(0, 0, 0); text-align: justify;"><span style="font-size: 10pt; line-height: 16px; color: blue;">Mẫu kiểm nghiệm những sản phẩm này hàm lượng không đạt như tiêu chuẩn nhà nhập khẩu công bố.</span></i><br></div></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Theo ông Trần Quang
Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), mặt hàng TPCN luôn là nhóm sản
phẩm trọng tâm trong việc giám sát, kiểm tra chất lượng Đợt kiểm tra Cục ATTP
vừa thực hiện đã kiểm tra 3.781 cơ sở, phát hiện 1.830 cơ sở không đạt điều
kiện an toàn thực phẩm, đã xử lý 78 cơ sở, cảnh cáo 32 cơ sở; phạt tiền 46 cơ
sở; đình chỉ hoạt động 14 cơ sở; đình chỉ lưu hành 105 loại sản phẩm do kết quả
kiểm nghiệm không đạt hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác không đúng quy
định...Ngoài ra, cũng tiêu hủy 15 loại sản phẩm do không đảm bảo ATTP.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Liên quan đến quản
lý mặt hàng thực phẩm chức năng, từ đầu năm 2014 đến nay Cục trưởng cục an toàn
thực phẩm cũng ra quyết định xử phạt hành chính thu hồi 9 giấy xác nhận công bố
chất lượng; trong 5 tháng đầu năm 2014 đã xử phạt 35 cơ sở vi phạm với số tiền
gần 700 triệu đồng, trong đó chủ yếu là nhóm hành vi vi phạm về quảng cáo thực
phẩm, tiếp theo là ghi nhãn, về công bố chất lượng.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Ông Trung cho biết
thêm, hiện tại Cục đang có 26 hồ sơ các sản phẩm có dấu hiệu vi phạm đang trong
quá trình xác minh để xử phạt nghiêm. Từ nay đến cuối năm việc thanh, kiểm tra
sẽ tiếp tục rất quyết liệt. Ngoài kiểm tra về quảng cáo, ghi nhãn, mẫu thực
phẩm chức năng cũng sẽ được lấy, kiểm tra để phát hiện kịp thời các sản phẩm
không đạt chất lượng như công bố.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Mới đây nhất, trong
18 mẫu TPCN (Công ty Cổ phần Thế giới khoa học và tự nhiên nhập khẩu, phân
phối) Chi cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh gửi đến Viện kiểm nghiệm an
toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, đến chiều 25/6, trong 12 mẫu có kết quả thì
đến 10 mẫu sản phẩm không đạt về chỉ tiêu chất lượng, trong đó có sản phẩm
Complebiol 4 Joints xuất xứ Mỹ, số lô 31370 được công ty công bố hàm lượng
Glucosamin là 250mg/viên, kiểm nghiệm thực tế chỉ đạt 214mg/viên. Hay như mẫu
kiểm nghiệm sản phẩm GENKI 9 Quee’s Secrect, và GENKI 6 dành cho nữ giới, hàm
lượng sâm Ginseng noisde cũng không được tìm thấy trong sản phẩm này như nhà
sản xuất công bố.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Trước đó, công ty
này đã bị Cục ATTP phát hiện quảng bá không đúng sự thật công dụng của 9 sản
phẩm, gồm GENKI 9 King’S Secrets; Complebiol detox for women; Complebiol detox
for men; Genki Gold, Vego DHA+; Complebilo Headsup-Brain Support; Complebiol 4
Joints; Complebiol Men’s; Complete Multivitamin; Genki 6 Queen’s secrets.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Theo ông Nguyễn
Thanh Phong, phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, những sai phạm quảng cáo hay
gặp nhất là quảng cáo nhưng nội dung không đúng với nội dung quảng cáo đã đăng
kí, đã được cục ATTP xác nhận, quảng cáo sai về đối tượng sử dụng, thành phần
cấu tạo, sai về công dụng, cũng có trường hợp quảng cáo sản phẩm có công dụng
gần giống hoặc làm người đọc dễ hiểu là thuốc chữa bệnh.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial"> “Quan điểm của chúng tôi là xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm về chất lượng cũng như quảng cáo. Mục đích đầu tiên là bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, tránh việc người tiêu dùng hiểu lầm bởi những quảng
cáo thổi phồng tác dụng, công bố không đúng bản chất của sản phẩm, ông Phong
khẳng định.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right;line-height:120%"><i><span style="font-size:10.0pt;line-height:
120%;font-family:Arial">Theo Tú Anh (Dân trí)<o:p></o:p></span></i></p>
hangnt