<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10pt; line-height: 120%; font-family: Arial, sans-serif; color: rgb(71, 71, 71); border-width: 1pt; border-style: none; border-color: windowtext; padding: 0in;">Trước hết, nói về thẩm quyền giải quyết tố cáo, Khoản 1 Điều 12
Luật Tố cáo (2011) quy định “Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực
hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải
quyết”. Tuy nhiên, Luật Tố cáo chưa quy định việc xác định thẩm quyền giải
quyết tố cáo tại thời điểm tố cáo hay tại thời điểm người bị tố cáo thực hiện
hành vi bị tố cáo. Cụ thể như xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo trong
trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác; cơ quan, tổ chức, đơn vị có
người bị tố cáo công tác đã giải thể hoặc sát nhập sang đơn vị mới; cán bộ,
công chức đã về hưu nhưng bị tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật lúc đương
nhiệm; hoặc trường hợp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức
tại thời điểm cán bộ, công chức đó giữ chức vụ thấp nhưng tại thời điểm tố cáo,
cán bộ, công chức này đã giữ chức vụ cao hơn, ví dụ như người bị tố cáo là Chủ tịch
UBND cấp xã đã được bổ nhiệm lên Chủ tịch UBND cấp huyện thì người có thẩm
quyền giải quyết tố cáo là Chủ tịch UBND cấp huyện hay là Chủ tịch UBND cấp
tỉnh?<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10pt; line-height: 120%; font-family: Arial, sans-serif; color: rgb(71, 71, 71); border-width: 1pt; border-style: none; border-color: windowtext; padding: 0in;">Ngoài ra, Khoản 2 Điều 13 Luật tố cáo quy định “Chủ tịch UBND cấp
huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện
nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu, cấp
phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và cán bộ, công
chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp”. Khái niệm “bổ nhiệm, quản lý trực
tiếp” trong quy định này dẫn đến cách hiểu khác nhau, chẳng hạn đối với cán bộ,
công chức thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thì ai là
người có thẩm quyền giải quyết (người quản lý trực tiếp là lãnh đạo phòng
chuyên môn, còn người bổ nhiệm là Chủ tịch UBND cấp huyện).<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10pt; line-height: 120%; font-family: Arial, sans-serif; color: rgb(71, 71, 71); border-width: 1pt; border-style: none; border-color: windowtext; padding: 0in;">Mặt khác, Luật Tố cáo chỉ quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo
đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ; tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi
phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân về quản lý nhà nước trong các lĩnh
vực. Theo đó, chỉ có tố cáo liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, người
có hành vi vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ mới được xem xét,
giải quyết theo Luật Tố cáo. Tuy nhiên, còn một số lĩnh vực khác cần có sự can
thiệp của Nhà nước, đó là: Việc giải quyết tố cáo người đứng đầu hội (tổ chức
xã hội, nghề nghiệp...) liên quan đến công tác nội bộ của hội. Khi giải quyết
tố cáo vi phạm điều lệ, quy chế của hội thì đã được pháp luật quy định. Nhưng
khi giải quyết tố cáo người đứng đầu hội liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng
lao động đối với người lao động, điều chuyển công việc trong hội ... hay tự
tiến hành các hoạt động thuộc chức năng của cơ quan quản lý nhà nước ... thì
không thực hiện được do đây là tố cáo liên quan đến hoạt động nội bộ của hội.
Thiết nghĩ, cần mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật tố cáo, thẩm quyền giải
quyết tố cáo liên quan đến người đứng đầu các tổ chức hội (không phải cán bộ,
công chức, viên chức).<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10pt; line-height: 120%; font-family: Arial, sans-serif; color: rgb(71, 71, 71); border-width: 1pt; border-style: none; border-color: windowtext; padding: 0in;">Về việc xử lý đơn tố cáo, kiến nghị, phản ánh, Điều 17 Thông tư số
07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ định quy trình xử lý
đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh: “Đối với đơn tố cáo xuất
phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích, công dân chuyển sang tố cáo đối
với người giải quyết khiếu nại nhưng không cung cấp được thông tin, tài liệu,
chứng cứ để chứng minh cho việc tố cáo của mình thì cơ quan, người có thẩm
quyền không thụ lý giải quyết nội dung tố cáo”; tuy nhiên, không quy định cụ
thể cách xử lý đối với đơn này như thế nào.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10pt; line-height: 120%; font-family: Arial, sans-serif; color: rgb(71, 71, 71); border-width: 1pt; border-style: none; border-color: windowtext; padding: 0in;">Khoản 1 Điều 28 Thông tư số 07/2014/TT-TTCP quy định việc xếp lưu
đơn đối với: “Đơn khiếu nại được quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 6 Thông tư
này; đơn khiếu nại đã hết thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật; đơn
khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; kết
luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật mà
không có nội dung, tình tiết mới có thể làm thay đổi nội dung đã giải quyết;
đơn rách nát, tẩy xóa chữ không đọc được”; nhưng không quy định việc xếp lưu
đơn đối với đơn đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh trong trường hợp không đủ
điều kiện xử lý theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 6 Thông tư số
07/2014/TT-TTCP.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10pt; line-height: 120%; font-family: Arial, sans-serif; color: rgb(71, 71, 71); border-width: 1pt; border-style: none; border-color: windowtext; padding: 0in;">Điều 27 Luật Khiếu nại quy định thời hạn thụ lý khiếu nại là 10
ngày; điểm a Khoản 1 Điều 20 Luật Tố cáo quy định thời hạn tiếp nhận, xử lý,
quyết định việc thụ lý/không thụ lý là 10 ngày (có thể là 15 ngày trong trường
hợp xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo tại nhiều địa điểm). Tuy nhiên,
việc quy định ngày (không phải ngày làm việc) dẫn đến nhiều vướng mắc, khó thực
hiện như: Vẫn tính ngày nghỉ vào thời gian giải quyết. Đối với những ngày nghỉ
dài (nghỉ lễ, tết) thì cơ quan có thẩm quyền không thể thụ lý trong thời hạn
quy định./.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><font color="#474747" face="Arial, sans-serif"><span style="font-size: 13.3333px;">(Còn nữa)</span></font></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right;line-height:120%"><b><span style="font-size: 10pt; line-height: 120%; font-family: Arial, sans-serif; color: rgb(71, 71, 71); border-width: 1pt; border-style: none; border-color: windowtext; padding: 0in;">K. Dung<o:p></o:p></span></b></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right;line-height:120%"> </p>