<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Hiện
tại, pháp luật chưa có quy định cụ thể về cách giải quyết đối với đơn tố cáo đã
được cơ quan có thẩm quyền thụ lý, nhưng người tố cáo không hợp tác, không làm
việc với cơ quan có thẩm quyền, không cung cấp được bằng chứng tố cáo… Cơ quan
có thẩm quyền đã thụ lý đơn thì phải giải quyết như thế nào (người giải quyết
tố cáo có được chấm dứt việc giải quyết tố cáo và Thông báo không xem xét giải
quyết tố cáo không?)<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Cụ
thể, có trường hợp công dân gửi đơn tố cáo đến một Bộ nọ, Bộ này đã ban hành
Quyết định thụ lý giải quyết tố cáo và thành lập Đoàn xác minh nội dung tố cáo,
Đoàn xác minh đã mời người tố cáo đến làm việc để làm rõ nội dung tố cáo (điện
thoại liên hệ trực tiếp và gửi giấy mời), nhưng người tố cáo không đến làm
việc, không thực hiện nghĩa vụ của người tố cáo.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Một
số trường hợp công dân nhiều lần đến trụ sở Tiếp dân để khiếu nại, kiến nghị,
phản ánh nhưng nội dung không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan chủ quản,
người tiếp công dân đã nhiều lần hướng dẫn và thực hiện việc tiếp công dân theo
quy định. Tuy nhiên, công dân không đồng ý với hướng dẫn và gửi đơn tố cáo
người tiếp công dân. Khi đó, người có thẩm quyền có giải quyết tố cáo không?<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Đối
với tố cáo tiếp, điểm b, c Khoản 2 Điều 27 Luật Tố cáo quy định “Trường hợp
việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cấp dưới trực tiếp là đúng pháp luật
thì không giải quyết lại, đồng thời thông báo cho người tố cáo về việc không
giải quyết lại và yêu cầu họ chất dứt việc tố cáo; Trường hợp việc giải quyết
tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là không đúng pháp luật
thì tiến hành giải quyết lại...”. Tuy nhiên, trên thực tế rất khó để xác định
được “việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cấp dưới trực tiếp là không
đúng pháp luật” hoặc “việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp
dưới trực tiếp là không đúng pháp luật” nếu như không xác minh, xem xét vụ việc
cụ thể đó.</span><span style="font-family: Arial, sans-serif; font-size: 10pt;"> </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Mặt
khác, Điều 27 cũng quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được tố
cáo tiếp phải xác định được vụ việc đó được giải quyết đúng pháp luật hoặc là
không đúng pháp luật là khó mang tính khả thi. Do đó, cần phải có quy định cụ
thể mức độ, tính chất, cách thức xem xét... đối với vụ việc, để xác định được
vụ việc đó đã được giải quyết đúng hay không đúng pháp luật, quy định thời hạn
mang tính linh động hơn.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Ngoài
ra, điểm d Điều 9 Luật Tố cáo quy định “tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc
giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp
luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết”. Trong khi
chưa quy định trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đang giải
quyết nhưng đã hết thời hạn thì người tố cáo có thể tố cáo tiếp được không?
Trách nhiệm pháp lý của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, người có thẩm
quyền giải quyết tố cáo tiếp trong trường hợp đang giải quyết mà hết thời hạn
giải quyết?</span><span style="font-family: Arial, sans-serif; font-size: 10pt;"> </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Về
bảo vệ người tố cáo, Luật Tố cáo và Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 3/10/2012
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo quy định
việc bảo vệ người tố cáo “khi có căn cứ cho rằng việc tố cáo có thể gây nguy
hại đến tính mạng, sức khỏe, xâm hại đến tài sản, uy tín, danh dự, nhân
phẩm...” còn chung chung, khó xác định ở chỗ những biểu hiện nào, hành vi nào
thì được coi là có căn cứ. Ngoài ra, chưa có quy định cụ thể về việc phối hợp
giữa các cơ quan trong việc bảo vệ người tố cáo cũng là nguyên nhân dẫn đến
việc các quy định về bảo vệ người tố cáo chưa thật sự đi vào cuộc sống, chưa
thật sự tạo nên thiết chế khiến người tố cáo yên tâm, dẫn đến vẫn còn tố cáo
nặc danh, mạo danh nhiều.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Điều
22 Luật Tố cáo quy định người giải quyết tố cáo có thể giao cơ quan thanh tra
cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân để xác minh nội dung tố cáo. Để giữ bí
mật thông tin của người tố cáo, Luật quy định văn bản giao xác minh không có
nội dung về họ tên, địa chỉ của người tố cáo. Tuy nhiên, Luật cũng quy định
người được giao xác minh nội dung tố cáo có quyền yêu cầu người tố cáo cung cấp
thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo. Như vậy, gây khó khăn cho
người được giao xác minh do không biết về người tố cáo để yêu cầu cung cấp
thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Liên
quan đến nội dung tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ, Luật Tố cáo không quy định
cụ thể đối với xử lý đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ. Tuy nhiên, nếu như
đơn có nội dung rõ ràng, người tố cáo đã cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu
hoặc các bằng chứng khác được kiểm chứng xác thực thì cơ quan có thẩm quyền có
thể thụ lý để giải quyết. Trên thực tế, nhiều vụ việc tố cáo không rõ họ, tên
địa chỉ, bút tích của người tố cáo vẫn được một số cơ quan xem xét, giải quyết;
ngược lại, một số trường hợp không xem xét đã gây ra sự thiếu thống nhất trong
việc áp dụng pháp luật. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Bên
cạnh đó, Luật Tố cáo cũng đã quy định về khen thưởng người tố cáo nhưng mức
khen thưởng đối với cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo còn
chưa tương xứng với công sức, trách nhiệm thu thập thông tin, tài liệu để phát
hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt mức khen thưởng đối với tố cáo
hành vi tham nhũng được quy định tại Thông tư liên tịch số
03/2011/TTLT-BNV-TTCP ngày 6/5/2011 của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ. Pháp
luật cũng cần phải điều chỉnh mức khen thưởng đảm bảo khuyến khích người dân
phát hiện hành vi vi phạm pháp luật và báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Đối
với nghĩa vụ của người tố cáo, điểm d Khoản 2 Điều 9 Luật Tố cáo chỉ quy định
người tố cáo có nghĩa vụ “bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự
thật của mình gây ra”. Tuy nhiên, việc bồi thường thiệt hại như thế nào? Cơ
quan nào xem xét thì không quy định. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Ngoài
ra, Luật này cũng chưa quy định cụ thể trách nhiệm của người tố cáo sai sự
thật, đặc biệt trong trường hợp người tố cáo không chịu sự quản lý của cơ quan,
tổ chức nào (đã về hưu, là người dân bình thường...). Thực tế là, nhiều cơ
quan, tổ chức đang phải xem xét, giải quyết nhiều tố cáo của các cá nhân (đúng
tên, đúng địa chỉ) nhưng khi kết luận nội dung tố cáo không đúng thì cũng không
có căn cứ để xử lý người tố cáo không đúng.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Không
chỉ có thế, việc xử lý hành vi vi phạm các quy định pháp luật về tố cáo theo
quy định tại Điều 46, 47 và Điều 48 Luật Tố cáo còn gặp nhiều khó khăn. Pháp
luật hiện nay còn thiếu các quy định cụ thể về việc xử phạt vi phạm trong lĩnh
vực tố cáo. Vì vậy, các cơ quan còn lúng túng, khó khăn khi xử lý đối với những
hành vi vi phạm quy định pháp luật về tố cáo.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Xuất
phát từ một số băn khoăn, bất cập nói trên, đã có nhiều chuyên gia trong
lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo tham mưu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả các mặt công tác này. Mỗi Bộ, ngành, địa phương có thể vận dụng linh hoạt
theo điều kiện cụ thể một cách đồng bộ các giải pháp liên quan đến việc tiếp
tục hoàn thiện quy định pháp luật về tố cáo; nâng cao năng lực của đội ngũ công
chức tham mưu về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; kết hợp chặt chẽ công tác giải quyết
tố cáo với quá trình cải cách thủ tục hành chính; Xây dựng và thực hiện tốt quy
chế giải quyết tố cáo, bố trí cán bộ, công chức đủ năng lực, trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức đảm nhiệm công tác giải quyết <span style="font-family: Arial, sans-serif; font-size: 13.3333px; font-style: normal; font-variant-ligatures: normal; font-variant-caps: normal; font-weight: normal;">khiếu nại, tố cáo</span>; tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của người có thẩm quyền trong
việc giải quyết tố cáo, tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm, cấp thiết; tăng
cường việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến mọi cán bộ, công
chức, đảng viên, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân bằng nhiều biện pháp, hình
thức. Ngoài ra, Luật Tố cáo cần được hoàn thiện theo hướng nhanh chóng khắc
phục các tồn tại, hạn chế nêu trên; quy định rõ trách nhiệm của người có thẩm
quyền giải quyết tố cáo, người tham mưu giải quyết tố cáo, của các cơ quan
thanh tra, điều tra, Viện kiểm sát và quy định cụ thể các giai đoạn tham gia
của cơ quan này trong trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc tố cáo; minh bạch
hóa công tác giải quyết tố cáo theo hướng cơ quan cấp trên phải được biết hoạt
động giải quyết tố cáo của cơ quan cấp dưới; người dân tham gia giám sát hoạt
động của cơ quan Nhà nước./.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right;line-height:120%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:
120%;font-family:"Arial","sans-serif"">K. Dung<o:p></o:p></span></b></p>