Qua đó, để tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 quy định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ; các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC), Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
Cụ thể, tiếp tục rà soát, tổ chức thực hiện công khai minh bạch, đầy đủ, kịp thời, rõ ràng, chính xác, theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định những thông tin về tổ chức, hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức mình theo quy định tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Điều 17 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 (trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định pháp luật PCTN và quy định khác của pháp luật có liên quan); tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân được tham gia giám sát việc triển khai thực hiện; tiến hành kiểm tra, xác minh những cơ quan, đơn vị, địa phương có biểu hiện, dư luận về sự không công khai, minh bạch trong các hoạt động.
|
|
Kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động hành chính nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Ảnh MXH |
Đồng thời, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch; xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về công khai, minh bạch. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo tinh thần Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/10/2021 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 93/NQHĐND ngày 08/12/2021 của HĐND tỉnh, trong đó tập trung rà soát để loại bỏ các quy trình, thủ tục hành chính chồng chéo, phức tạp, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ, công chức gây phiền hà, nhũng nhiễu và tiến hành đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp, tổ chức khi tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính; thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát hoặc xác minh làm rõ việc giải quyết các thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Trách nhiệm giải trình, cung cấp thông tin, Trách nhiệm giải trình, cung cấp thông tin Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm giải trình về quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao khi có yêu cầu theo quy định tại Điều 15 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và trách nhiệm cung cấp thông tin theo Điều 9 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016.
Kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động hành chính nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến kiểm soát quyền lực, kiểm soát xung đột lợi ích, kỷ luật, kỷ cương hành chính. Thường xuyên rà soát, kịp thời phát hiện, đề xuất với cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản lý, đảm bảo phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực và tạo sự thống nhất, hiệu quả trong tổ chức thực hiện.
Thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền về công tác cán bộ; kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong từng khâu của công tác cán bộ. Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, việc thực hiện công vụ nhằm bảo đảm việc kiểm soát quyền lực có hiệu quả.