Định hướng phát triển thể thao thành tích tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021 – 2026

Thứ ba, 11/08/2020 09:02
(ThanhtraVietNam) - Đề án phát triển TTTTC đã nêu bật những thế mạnh đặc thù và cơ hội phát triển của địa phương, phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh đến 2026 và định hướng đến 2030. Trong các quan điểm phương án chỉ tiêu đã tính đến sự phát triển môn thể thao, loại hình thể thao phân bổ theo từng khu vực nhưng phải đảm bảo tính cân đối, hài hoà với các mục tiêu về chính trị, kinh tế và văn hoá, các yếu tố vùng lãnh thổ, đặc thù của từng môn thể thao thế mạnh cũng như có tính đến những điểm yếu, thách thức của hoạt động TTTTC trong quá trình phát triển.

Thể thao thành tích cao của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2021 – 2026 được chia làm 02 giai đoạn, giai đoạn 2021 – 2022: Là một hoạt động tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động thể dục thể thao cho mọi người, chú trọng phát triển các loại hình thể thao giải trí đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội và tạo thói quen hoạt động, vận động suốt đời. Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học, đảm bảo phát triển thể chất, bồi dưỡng nhân tài, làm nền tảng phát triển thể thao thành tích cao và góp phần xây dựng lối sống lành mạnh trong mọi tầng lớp học sinh - sinh viên - thanh thiếu niên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Xây dựng đội ngũ cộng tác viên, huấn luyện viên, trọng tài TDTT ở cơ sở … Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để xây dựng các tuyến tuyển chọn VĐV năng khiếu từ lứa tuổi tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học tạo nguồn năng khiếu ban đầu. Hướng đến mục tiêu tuyển chọn năng khiếu trọng điểm, năng khiếu trọng điểm đào tạo TNTT cho tỉnh tham gia thi đấu trong các giải quốc gia và quốc tế ở những môn thể thao thế mạnh của tỉnh (Nhóm 1). Phấn đấu tạo được sự chuyển biến trong các hoạt động TTTTC.

Cải tạo và xây dựng trung tâm huấn luyện và thi đấu, trường năng khiếu theo cụm năng khiếu tập trung để tạo nguồn cho đào tạo TNTT.

Hoàn thành mục tiêu đạt huy chương tham gia thi đấu các giải khu vực, quốc gia và quốc tế hàng năm. Nâng cao số lượng VĐV được triệu tập vào các đội dự tuyển Quốc gia; Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022 phấn đấu đạt từ 05 - 07 huy chương vàng, vị trí xếp hạng từ 21 – 30/65 tỉnh, thành, ngành trong toàn quốc về tổng sắp huy chương. Giai đoạn 2022 – 2026: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tuyển chọn và đào tạo tài năng thể thao theo hướng chuyên nghiệp hóa; đào tạo, sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân lực có chất lượng cao gồm cán bộ quản lý, huấn luyện viên, trọng tài, bác sỹ thể thao có trình độ và bằng cấp cao...phục vụ theo hướng chuyên nghiệp hóa cho phát triển TTTTC của tỉnh trong giai đoạn mới; tập trung hoàn thiện Trung tâm huấn luyện thể thao, xây dựng Trường phổ thông năng khiếu hoặc năng khiếu thể thao theo hướng xã hội hóa, xây dựng mô hình đào tạo theo hướng tự chủ tự chịu trách nhiệm, đảm bảo chất lượng hiệu quả hiện đại phân cấp cho các đơn vị sự nghiệp đào tạo ở khu vực đô thị trong tỉnh.

Hoàn thành mục tiêu đạt huy chương tham gia thi đấu các giải quốc tế, quốc gia và khu vực hàng năm. Nâng cao số lượng VĐV được triệu tập vào các đội dự tuyển Quốc gia; Phấn đấu có VĐV tham gia và đạt 2-3 huy chương tại các kỳ SEA Games và các giải quốc tế. Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ X năm 2026 phấn đấu đạt đạt từ 8 - 10 huy chương vàng, vị trí xếp hạng từ 15 – 20 tỉnh, thành, ngành trong toàn quốc về tổng sắp huy chương.

Đề án phát triển TTTTC  đã nêu bật những thế mạnh đặc thù và cơ hội phát triển của địa phương, phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh đến 2026 và định hướng đến 2030. Trong các quan điểm phương án chỉ tiêu đã tính đến sự phát triển môn thể thao, loại hình thể thao phân bổ theo từng khu vực nhưng phải đảm bảo tính cân đối, hài hoà với các mục tiêu về chính trị, kinh tế và văn hoá, các yếu tố vùng lãnh thổ, đặc thù của từng môn thể thao thế mạnh cũng như có tính đến những điểm yếu, thách thức của hoạt động TTTTC trong quá trình phát triển.

Triển khai thực hiện đề án phát triển TTTTC của tỉnh BR - VT đến năm 2026 là nhiệm vụ khó khăn, vất vả, không chỉ đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, đội ngũ cán bộ khoa học và quản lý giỏi, đội ngũ làm công tác huấn luyện chuyên nghiệp hóa thể thao, những người có tâm huyết và đam mê nghề nghiệp, đồng thời còn đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương phải có quyết sách phù hợp, đúng lúc và kịp thời nhằm thu hút nguồn nhân lực, vốn đầu tư toàn xã hội tham gia đóng góp. Đó là những nhân tố quyết định đến thành công của sự nghiệp phát triển TTTTC tỉnh BR - VT thực sự trở thành điểm sáng của thể thao Việt nam trong thập niên 20 của thế kỷ 21.

Từ đánh giá thực trạng, căn cứ vào quan điểm phát triển của tỉnh, đồng thời căn cứ vào các cơ sở Nghị quyết, Chỉ thị và các văn bản của Đảng, Nhà nước, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh BR – VT… để định hướng cho phát triển TTTTC đến năm 2026; xác định các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, các phương án, chỉ tiêu phát triển. Nếu thực hiện được các mục tiêu này thì TTTTC tỉnh BR – VT sẽ trở thành một trong những trung tâm mạnh của cả nước góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế văn hóa xã hội phục vụ đắc lực nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh của nhân dân nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong tỉnh, xứng tầm với vị trí của tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Các giải pháp phát triển thể thao thành tích cao giai đoạn 2021 – 2026:

Chỉ đạo mỗi trung tâm thể thao Huyện, Thị xã, Thành phố tập trung đầu tư nâng cao một số môn thể thao trọng điểm mang tầm vóc quốc gia. Việc xác định  từng môn trọng điểm tại các Huyện – Thị xã, TP có căn cứ theo thế mạnh của đơn vị đối với môn thể thao đó (Lực lượng HLV giàu kinh nghiệm, có cơ sở vật chất thích hợp, có nhiều VĐV xuất sắc,…). Các trung tâm tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện VĐV không phải chỉ dành cho đơn vị, đây là nguồn đào tạo nâng cao bổ sung cho tỉnh. Sự tập hợp nhiều tài năng từ các nơi sẽ tạo sự tranh đua lành mạnh tham gia tập luyện và thi đấu cọ sát nhiều hơn, giúp VĐV nhanh chóng nâng cao trình độ chuyên môn.

Mở rộng không gian tìm kiếm và phát hiện các tài năng thể thao. Thông qua chương trình GDTC nội khóa, nội khóa tự chọn, ngoại khóa, “Chuyên môn hóa giáo dục thể chất trong trường phổ thông” không tổ chức giờ thể dục theo lớp mà theo từng nhóm có nhu cầu và sở thích tham gia tập luyện môn thể thao yêu thích dưới hình thức nội khóa tự chọn, đặc biệt là ngoại khóa (Phối hợp với các cơ sở tập luyện thể thao gần trường, có HDV, HLV). Với giải pháp này, Ngành Văn hóa, Thể thao, các trung tâm, các trường, các CLB sẽ mở rộng được diện tuyển chọn VĐV năng khiếu ban đầu, NKTĐ, NKTT và giảm bớt việc bỏ sót nhân tài thể thao; Ngành GD – ĐT sẽ giải quyết được khâu khó khăn về mặt bằng tập luyện TDTT cho học sinh và đa dạng hóa được nội dung GDTC trong trường học. Trên cơ sở “Chuyên môn hóa GDTC trong các trường phổ thông” sẽ thành lập các CLB thể thao học đường và từng bước đa dạng hóa hệ thống thi đấu thể thao trong khối trường học. Tối ưu hóa giải pháp tuyển chọn đào tạo tài năng đúng hướng là: Thành lập trường Năng khiếu Thể thao hoặc trường Phổ thông NK Thể thao của tỉnh.

 

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                  Đặng Văn Cường

                                              Giám đốc Trung tâm HL&TĐ TDTT tỉnh

 

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra