Lấy ý kiến quy trình thanh tra chuyên ngành Công an nhân dân

Thứ năm, 03/10/2024 09:10
(ThanhtraVietNam) - Việc xây dựng Thông tư mới của Bộ Công an quy định quy trình thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân là hết sức cần thiết để phù hợp với Luật Thanh tra năm 2022; với quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra và góp phần hoàn thiện hệ thống pháp lý về công tác thanh tra chuyên ngành của lực lượng.

Thanh tra Bộ Công an: Không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác

Thanh tra Bộ Công an chung sức khắc phục hậu quả bão lũ tại Lào Cai

Giải pháp nâng cao tinh thần đoàn kết ở một chi bộ thuộc Thanh tra Bộ Công an

Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động thanh tra Công an nhân dân

Góp phần tích cực bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Thanh tra và 3 năm triển khai thực hiện Thông tư số 128 ngày 31/12/2021 của Bộ Công an quy định quy trình thanh tra chuyên ngành của lực lượng Công an nhân dân (CAND) cho thấy, Thanh tra CAND đã tổ chức thanh tra diện rộng nhiều lĩnh vực như: việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; bảo vệ bí mật nhà nước; thi hành án phạt tù; thi hành án hình sự và tái hoà nhập cộng đồng; nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài... các cuộc thanh tra kết quả ngày càng được nâng cao, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự góp phần tích cực đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Luật Thanh tra số 11/2022/QH15 thay thế Luật Thanh tra năm 2010 đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2023; Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra và Nghị định quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Ngày 15/12/2023, Đảng ủy Công an Trung ương ban hành Nghị quyết số 18 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh tra trong Công an, với mục tiêu “đến năm 2030, hoàn thiện toàn diện đồng bộ, thể chế bảo đảm cơ sở chính trị, pháp lý đầy đủ vững chắc cho tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân”.

Thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2024 của Bộ Công an, Thanh tra Bộ đã chủ trì, phối với Công an các đơn vị, địa phương tham mưu xây dựng Thông tư mới để thay thế Thông tư số 128.

Thanh tra Bộ Công an cho biết, việc thực hiện tham mưu Bộ ban hành Thông tư này góp phần ngày càng hoàn thiện hành lang pháp lý về thanh tra CAND nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về thanh tra nói chung và thực hiện có hiệu quả chất lượng các mặt hoạt động của công tác thanh tra CAND nói riêng như: tăng cường tính độc lập tương đối, chuyên nghiệp và tự chịu trách nhiệm của cơ quan thanh tra, đảm bảo vai trò hoạt động thanh tra không chỉ là công cụ của hoạt động quản lý nhà nước mà còn là công cụ kiểm soát quyền lực nhà nước, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, kịp thời phát hiện, xử lý đúng đắn, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, căn cứ để ban hành Thông tư số 128 là Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định số 86 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đã hết hiệu lực; một số quy định của Thông tư số 128 không còn phù hợp thực tiễn, chưa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với quy định của Luật Thanh tra 2022 dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật trong thực tiễn công tác như: thẩm quyền ra quyết định thanh tra và ký ban hành kết luận thanh tra; chưa quy định về thời kỳ thanh tra; việc tạm dừng cuộc thanh tra, đình chỉ cuộc thanh tra; việc công khai kết luận thanh tra; việc thẩm định kết luận thanh tra…

leftcenterrightdel
Chúc mừng ngày truyền thống Phòng Phòng phòng, chống tham nhũng thuộc Thanh tra Bộ Công an. Ảnh: NT 

Hoàn thiện hệ thống pháp lý về thanh tra chuyên ngành

Theo Thanh tra Bộ Công an, việc xây dựng và ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 128 là hết sức cần thiết để phù hợp với quy định hiện hành của Luật Thanh tra 2022 và quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra CAND góp phần hoàn thiện hệ thống pháp lý về công tác thanh tra chuyên ngành của lực lượng CAND.

Thông tư này quy định về nguyên tắc, thẩm quyền và trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra chuyên ngành của lực lượng CAND và không chỉ áp dụng đối với Công an các đơn vị, địa phương mà còn áp dụng với cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thanh tra chuyên ngành của lực lượng CAND…

Dự thảo Thông tư có sự kế thừa của Thông tư số 128 và có một số điểm mới như:

Một là, chỉnh sửa tên các điều cho phù hợp với các quy định mới của Luật Thanh tra năm 2022, Nghị định số 43, số 03 và Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra CAND, cụ thể như: “thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra”, “thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra”, “ban hành quyết định thanh tra”, “tiến hành thanh tra trực tiếp”, “sổ nhật ký Đoàn thanh tra”.

Hai là, bỏ một điều so với Thông tư số 128, cụ thể là bỏ Điều 5 quy định về “hình thức thanh tra”, vì đã được quy định tại Điều 46 Luật Thanh tra 2022. Hoạt động thanh tra của lực lượng CAND cũng chỉ có hai hình thức là thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất, không có hình thức khác.

Ba là, quy định mới một điều so với Thông tư số 128, cụ thể là Điều 7 quy định về “thành phần Đoàn thanh tra”; trong đó, quy định “Đoàn thanh tra bao gồm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, thành viên Đoàn thanh tra” và cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên.

Bốn là, đề xuất giữ nguyên (kế thừa) bảy Điều quy định của Thông tư số 128 đưa vào dự thảo Thông tư như: Điều 13 (xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra), Điều 14 (xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo), Điều 15 (phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra), Điều 16 (Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra), Điều 22 (kết thúc thanh tra trực tiếp), Điều 24 (xem xét báo cáo kết quả thanh tra), Điều 32 (trách nhiệm thi hành).

Năm là, sửa đổi, bổ sung, thay thế một phần các nội dung tại 24 Điều tại dự thảo Thông tư…

Dự thảo Thông tư gồm 03 chương (Chương I. Quy định chung; Chương II. Trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra và  Chương 3. Điều khoản thi hành) với 32 điều, cụ thể như file đính kèm sau: du-thao-thong-tu-quy-dinh-quy-trinh-thanh-tra-chuyen-nganh-cua-luc-luong-cong-an-nhan-dan.pdf  

Ngô Tân

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra