Thanh tra tỉnh Kon Tum có 4 phòng nghiệp vụ và tương đương

Thứ sáu, 04/10/2024 13:17
(ThanhtraVietNam) - Đây là nội dung đáng chú ý tại Quyết định số 50/2024/QĐ-UBND ban hành kèm theo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Kon Tum.

Giai đoạn 2 vụ án "Chuyến bay giải cứu" - Đề nghị truy tố 17 người

Thủ tướng nhấn mạnh 4 bài học kinh nghiệm tín dụng chính sách xã hội

Phát huy hiệu quả hoạt động Ban Thanh tra nhân dân tại cơ sở

Tăng cường công tác quản lý, thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Chấn chỉnh việc lập, quản lý, sử dụng ngân sách

Nâng cao vai trò của Mặt trận và Nhân dân giám sát tổ chức đảng và hoạt động của chính quyền các cấp

Quảng Nam: Lập đoàn giám sát về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Theo Quyết định số 50/2024/QĐ-UBND ngày 03/10/2024, Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC), phòng, chống tham nhũng (PCTN) theo quy định của pháp luật.

Trong đó, dự thảo quyết định và các văn bản về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN; trình Chủ tịch UBND tỉnh dự thảo kế hoạch thanh tra của tỉnh; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch và các văn bản khác về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC, PCTN, tiêu cực…

leftcenterrightdel
Thanh tra tỉnh Kon Tum có cơ cấu tổ chức gồm Văn phòng và 3 phòng nghiệp vụ. (Ảnh: ITN)

Đối với công tác thanh tra, cùng với việc trực tiếp triển khai các cuộc thanh tra theo kế hoạch và đột xuất được phê duyệt, Thanh tra tỉnh còn hướng dẫn Thanh tra cấp huyện (Thanh tra sở, Thanh tra huyện, thành phố) về nghiệp vụ và xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra; thanh tra lại vụ việc thanh tra hành chính đã có kết luận của Thanh tra cấp huyện nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Đồng thời, Thanh tra tỉnh hướng dẫn UBND cấp huyện, các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn thư KNTC theo quy định; tiến hành thanh tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn thư đối với các đơn vị này…

Bên cạnh đó, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, tiêu cực của UBND cấp huyện và các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh; phối hợp với Kiểm toán nhà nước, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân, Tòa án nhân dân trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý tham nhũng, tiêu cực.

Thanh tra tỉnh là cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương theo quy định.

Ngoài ra, Thanh tra tỉnh còn thực hiện hợp tác quốc tế về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC, PCTN, tiêu cực; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ được giao; tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động trên 3 mặt công tác trụ cột…

Quyết định của UBND tỉnh quy định, về cơ cấu tổ chức, Thanh tra tỉnh Kon Tum gồm các đơn vị: Văn phòng và 3 phòng chuyên môn, nghiệp vụ (Phòng Nghiệp vụ 1, Phòng Nghiệp vụ 2, Phòng Nghiệp vụ 3)./.

Minh Nguyệt

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
 
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra