Tăng cường kiểm tra, nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp12/01/2023 15:14(ThanhtraVietNam) - Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Chính phủ yêu cầu các cấp ngành, địa phương thực hiện 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế có đề cập tới việc rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật, tăng cường giám sát, kiểm tra, đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, định chế tài chính, các thị trường tiền tệ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản, bảo đảm phát triển công khai, minh bạch, an toàn, ổn định, lành mạnh, bền vững. Phát hiện vi phạm hơn 57 nghìn tỷ đồng; thanh tra trái phiếu, tiền ảo, bảo hiểm…11/07/2022 10:27(ThanhtraVietNam) - Số liệu tổng hợp từ báo cáo của 17 bộ, ngành và 62 địa phương do Thanh tra Chính phủ công bố cho thấy, 6 tháng đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước là một trong số các bộ, ngành, địa phương triển khai hoạt động thanh tra chuyên ngành đạt nhiều kết quả nhất. Thanh tra, giám sát ngân hàng đã phát hiện vi phạm liên quan số tiền hơn 57 nghìn tỷ đồng; đã bổ sung, triển khai thanh tra, kiểm tra các hoạt động giao dịch tiền ảo, đầu tư trái phiếu, kinh doanh bảo hiểm... của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thanh tra đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của Techcombank, HDBank, TPBank, SHB30/05/2022 09:36(ThanhtraVietNam) - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 8857/CĐ-VPCP, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (TTGSNH) đã thanh tra đột xuất hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng tại 8 ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó có Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank), Ngân hàng Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Thanh tra, giám sát thị trường trái phiếu góp phần đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế25/04/2022 07:12(ThanhtraVietNam) - Là nhà đầu tư, nhà phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã góp phần gia tăng thanh khoản, năng lực tài chính, khả năng cấp tín dụng trung dài hạn...Để thúc đẩy thị trường vốn phát triển, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành theo dõi sát tình hình thị trường tài chính, tiền tệ để kịp thời ổn định thị trường, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, trong đó có nội dung tăng cường công tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán, bao gồm thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Thanh tra hoạt động cấp tín dụng gồm nội dung đầu tư trái phiếu doanh nghiệp19/04/2022 16:28(ThanhtraVietNam) – Quý I năm 2022, Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng đã thực hiện 334 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về hoạt động cấp tín dụng; phân loại nợ, trích lập dự phòng; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi; huy động vốn và chấp hành quy định về lãi suất; chấp hành quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố…Đối với hoạt động cấp tín dụng, thanh tra các nội dung cho vay, bảo lãnh, L/C và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) do tổ chức kinh tế trong nước phát hành. Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương thanh tra hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp08/04/2022 09:05(ThanhtraVietNam) - Khẩn trương thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư, phân phối, giao dịch và sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp bất động sản là một trong những nội dung quan trọng tại Công điện của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp và đấu giá quyền sử dụng đất.
Tăng cường kiểm tra, nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp
(ThanhtraVietNam) - Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Chính phủ yêu cầu các cấp ngành, địa phương thực hiện 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế có đề cập tới việc rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật, tăng cường giám sát, kiểm tra, đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, định chế tài chính, các thị trường tiền tệ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản, bảo đảm phát triển công khai, minh bạch, an toàn, ổn định, lành mạnh, bền vững.