<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%;"><font size="2" face="Arial">Với nhiều người ra phố kiếm việc làm thêm lúc
nông nhàn, hoặc có thường xuyên ở lại ngoài tỉnh thì cũng chỉ là để sẻ bớt lao
động mỗi nhà, nửa ở lại làm ruộng, nửa ra phố gặp gì làm nấy, sáng sáng đứng
đầu phố đợi có ai thuê gì thì làm, hay phục dịch trong các quán ăn, hiệu phở,
hàng bún, hoặc buôn bán nhỏ, đẩy xe quần áo, mua hoa quả chợ này đem bán chợ
khác, gánh bán dọc phố. Những người này vẫn quanh năm ở xa quê, chỉ những dịp
nhà có giỗ hay dịp tết mới về lại làng mình. Nói cách khác họ là những người
lao động ly nông và phần nhiều thời gian là ly hương, song vẫn chỉ là gửi thân,
tạm trú nơi phố phường. Một mặt, họ góp phần không nhỏ vào việc giải quyết nhu
cầu lao động hiện tại cho các thành phố nhất là dịch vụ, về lâu dài, họ cũng là
nguồn để tuyển dụng đào tạo công nhân, lao động chuyên môn có nghề, có hợp
đồng. Là lao động tự do, không biên chế chính thức trong một cơ sở kinh doanh,
nhà máy nào, nhưng họ cũng đã đóng góp vào việc làm tăng thu nhập kinh tế của
đất nước. Có điều là họ lại gây áp lực nhiều mặt lên đời sống đô thị, như quá
tải người ở, người tham gia giao thông, làm mất vệ sinh, an toàn trật tự, làm
giảm văn minh thành phố, nông thôn hoá đô thị, số không ít gái điếm, côn đồ
cũng có xuất thân là lao động không chính thức ra đi từ các làng quê. Bởi vì
thói quen sống qúa đơn giản đến thô thiển của một số dân nông thôn ra tỉnh kiếm
việc đã khiến họ khó tiếp cận với lối sống văn minh đô thị, rồi thói quen, lối
nghĩ đói ăn vụng túng làm liều dễ đẩy người lao động không có việc làm chính
thức tham gia vào những hoạt động không lành mạnh.<o:p></o:p></font></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%;"><font size="2" face="Arial"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/nganpk/2016_2/laodongtudo20109.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div></font></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%;"><font size="2" face="Arial">Thế mà người từ quê ra tỉnh tìm việc,
kiếm nổi chỗ làm đâu có dễ, tỷ lệ thất nghiệp hay thiếu công việc ổn định luôn
cao, mức thu nhập thấp, lại hay thất thường lúc có, lúc không, chưa đáp ứng đủ
nhu cầu sống tối thiểu. Nhưng do là lao động tự do, họ lại không là đối tượng
xem xét, hỗ trợ của các chương trình giảm nghèo, hay cho vay vốn tạo việc làm,
cũng như không được hưởng gì ở đầu tư, chi phí của nhà nước cho các dịch vụ xã
hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở tại nơi họ cư trú dài ngày, do không có hộ
khẩu thường trú. Chính sách quản lý đô thị cũng chưa tính tới sinh kế của họ,
còn họ thì không tham gia bảo hiểm xã hội. Thực tế cho thấy cả về mặt áp lực
của họ lên xã hội đô thị, lẫn mặt thua thiệt, khó khăn họ phải chịu, những
người lao động di cư, lao động tự do, lao động không có nghề, không thuộc một
cơ sở sử dụng lao động chính thức, đã đặt ra cả một vấn đề lớn về an sinh xã
hội cần giải quyết. Một số tổ chức phi chính phủ nêu ý kiến: cần có những sự
thay đổi về mặt chính sách, luật pháp để lao động di cư được tiếp cận với những
chính sách giảm nghèo, dễ có công ăn việc làm ổn định, thu nhập khá hơn và hoà
nhập tốt hơn vào cộng đồng xã hội đô thị. Mấy năm nay, nhà nước cũng đã có
nhiều chính sách về quản lý, hỗ trợ người lao động di cư, chính quyền một số đô
thị lớn cũng đã có những biện pháp giải quyết đem lại hiệu quả bước đầu. Xã hội
cũng đã hiểu, đã thấy sự tất nhiên của việc mỗi năm một thêm nhiều người lao
động nông thôn ra tỉnh làm việc để có cách tiếp nhận hài hoà. Thực ra thì
chuyện người làng quê ra tỉnh làm việc đâu có mới, nhiều đời xưa đã có cảnh một
số nông dân lúc nông nhàn, hoặc nhà khó khăn, ra tỉnh làm thuê, làm mướn, làm
con ăn kẻ ở. Một số làng quê có nghề phụ đặc biệt, như làng khảm trai Chuyên Mỹ
ở tỉnh Hà Đông cũ, hay làng Báo Đáp ở tỉnh Nam Định có nghề nhuộm vải, nhuộm
quần áo, hoặc làng Thổ Tang ở tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều người biết buôn bán, một
số người của các làng ấy quanh năm ra tỉnh làm ăn, cứ hết năm mới theo tàu theo
xe về lại làng ăn tết, sang giêng lại đi.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%;"><font size="2" face="Arial"> Nay khác xưa chỉ ở chỗ đông nông
dân đi khỏi làng đến các đô thị tìm sinh kế hơn xưa thôi. Xưa chưa nhiều người
làng đi vì thời ấy công nghiệp, buôn bán ở thành phố chưa phát triển nên cũng
chưa cần thuê thêm nhiều người, nông thôn thì vẫn nặng tâm lý ngại đi khỏi luỹ
tre làng, mặt khác dân chưa đông nên ruộng vườn vẫn còn tạo đủ việc làm cho
người nông dân. Còn bây giờ kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, đô
thị hoá, thương mại, dịch vụ tăng nhanh nên thành phố cần thêm nhiều lao động.
Nông thôn thì thừa lao động vì ruộng ít người đông, lại bị lấy ruộng đi mở
đường to, xây dựng đô thị và các khu công nghiệp. Có cầu, có cung và ngược lại
cũng là chuyện thường tình, xu thế tất yếu. Vấn đề là điều tiết cung cầu thế
nào, giải quyết các yêu cầu và sự phức tạp về an sinh xã hội ra sao?. Là một
nước thành viên của tổ chức lao động thế giới ILO nên nước ta cũng đã theo họ
mà xây dựng một hệ thống toàn diện đảm bảo an sinh xã hội cho mọi tầng lớp công
dân và các thành phần lao động. Chúng ta cũng đã có chiến lược, và các đạo luật
về lĩnh vực này. Điều còn phải bàn, phải làm tiếp là bổ sung chính sách, luật
pháp, nhất là cần có một cơ quan quản lý chung về lao động di cư, có trách
nhiệm về các chích sách xã hội đối với lao động di cư, như y tế, giáo dục, hỗ
trợ giảm nghèo, tạo điều kiện cho họ tiếp cận được thông tin, chính sách. Các
chương trình an sinh xã hội với những người lao động di cư, muốn cho thiết thực
và hiệu quả cao, cần lồng ghép vào trong các chủ trương, chính sách, kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội chung cho nhân dân cả
nước./.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span style="line-height: 115%;"><font size="2" face="Arial"> </font></span><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 115%; text-align: left;"> <b>Trung Vũ</b></span></p>