<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size: small; line-height: 115%;">Tuy nhiên, hệ thống quản
lý, bảo vệ của ta vẫn còn rất nhiều điểm yếu. Theo số liệu Ban Chỉ đạo quốc gia
về sở hữu trí tuệ và chống hàng giả, còn gọi là Ban 389, đưa ra tại cuộc toạ
đàm mới đây với chủ đề “Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng thực thi
trong công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”: 9 tháng đầu năm
2016, lực lượng chức năng đã bắt giữ, xử lý 157.521 vụ việc vi phạm, tăng 5,7% so với cùng kỳ 2015, xử phạt vi phạm,
bán hàng tịch thu, truy thu thuế ước đạt trên 11.468 tỷ đồng, khởi tố 1.334
vụ.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font size="2">Tuy số vụ việc bị phát
hiện như thế là không ít, nhưng mới chỉ dừng lại ở xử lý hành chính, ít vụ việc
bị khởi tố hình sự, mà một trong những lý do là một số văn bản quy phạm pháp
luật còn lỏng lẻo, chưa thống nhất. Mặt khác, theo Cục Quản lý thị trường, Bộ
Công thương, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thực thi vẫn còn nhiều hạn chế
ảnh hưởng đến công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Các chế tài xử lý hàng
giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ được quy định ở rất nhiều văn bản khác nhau gây
khó khăn cho việc thực thi.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font size="2">Để xử lý các vụ khiếu nại,
tranh chấp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, giám định sở hữu trí tuệ, cần phải
dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật, song một số văn bản lại chưa rõ ràng
dẫn đến cách hiểu và thực hiện chưa thống nhất các định nghĩa, quy định về xử
lý hàng giả chưa nhất quán. Thẩm quyền khởi tố hình sự đối với hành vi xâm phạm
sở hữu trí tuệ, sản xuất, buôn bán hàng giả hiện vẫn chưa rõ ràng, cụ thể cho
tổ chức quản lý nào, nên cùng một hành vi, có thể bị xử lý hình sự hoặc chỉ bị
xử lý hành chính tuỳ theo cơ quan chức năng ra quyết định xử phạt. Hiện nay
đang có tới 5 cơ quan thực thi pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ là: Công an,
biên phòng, hải quan, quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành, với chức năng và thẩm quyền riêng. Việc phối hợp,
trao đổi thông tin chưa được thường xuyên liên tục, nhất là khi phải xử lý trên
nhiều địa phương thì càng khó phối hợp, gây khó cho việc xử lý và cho doanh
nghiệp trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. <o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font size="2">Để khắc phục tình trạng
trên, theo đại diện các cơ quan chức năng, cần xây dựng một cơ chế phối hợp
chặt chẽ và thống nhất giữa các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tăng
cường sử dụng hệ thống chia sẻ thông tin, xem đây là một nghĩa vụ, chủ động
khai thác thông tin từ hệ thống. Các đơn vị phải triển khai thực hiện nghiêm
túc Quyết định 19/2016/QĐ-TTg về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý
nhà nước trong công tác này. Ban Chỉ đạo 389 các địa phương phải xây dựng kế
hoạch, chương trình công tác phù hợp với diễn biến thị trường, có chế độ thông
tin, báo cáo đầy đủ kịp thời nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, quy trách
nhiệm cụ thể đối với cá nhân, đơn vị liên quan khi có vụ việc xảy ra. Đề nghị
cục Sở hữu trí tuệ công khai nguồn thông tin, cơ sở dữ liệu của cục cho các cơ
quan, đơn vị thực thi. Về phương diện pháp luật, cần rà soát sửa đổi các chế
tài xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ theo hướng tập trung vào 1 văn bản pháp luật.
Các chế tài cần được điều chỉnh nhằm tăng tính răn đe, nhưng vẫn đảm bảo tính
khả thi, tránh chồng chéo, mâu thuẫn. Cơ chế thực thi phải thay đổi để tạo
thuận lợi cho việc xử lý vi phạm nhất là về thủ tục tranh chấp, khiếu nại giám
định. Chính phủ cần có cơ chế thuận lơị để xã hội hoá công tác chống hàng giả,
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cho các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp tham
gia nhiều hơn vào công tác này, chủ động tham gia điều tra, phát hiện hỗ trợ
các cơ quan chức năng. Cần tinh giảm, rút gọn đầu mối thực thi quyền sở hữu trí
tuệ và có sự phân công hợp lý để tận dụng hiệu quả của từng cơ quan.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font size="2">Về đối
ngoại, phải làm tốt hơn nữa việc bảo vệ thương hiệu hàng hoá, không để xảy ra
tình trạng bị mất thương hiệu nhiều mặt hàng như lâu nay. Một trong những
nguyên nhân là lơ là việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, ví như theo cơ quan sáng
chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ, số nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam xin đăng ký bảo hộ
tại nước họ mới chỉ là 164 trong khi các doanh nghiệp Hoa Kỳ đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu của họ tại Việt Nam lên tới gần 9 nghìn nhãn hiệu. Rủi ro doanh
nghiệp dễ gặp là nhãn hiệu bị người khác chiếm chỗ đăng ký để ngăn cản việc
nhập khẩu hàng hoá, hoặc kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, hay họ sử dụng
uy tín có được từ nhãn hiệu đó đối với bộ phận người tiêu dùng, dẫn đến hậu quả
là việc sử dụng nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam tại nước đó hoá thành vi
phạm pháp luật. Vì vậy, các doanh nghiệp nước ta cần vừa xây dựng thương hiệu
vừa phải biết bảo vệ thương hiệu để tạo danh tiếng và khẳng định vị thế thương
hiệu. Nên chú trọng ưu tiên đăng ký tại các thị trường nước ngoài có nhãn hiệu
đang được sử dụng, có tiềm năng khai thác lớn, có nền kinh tế phát triển cao.
Đừng để bị mất cân bằng và thua thiệt nếu các doanh nghiệp bỏ chi phí ra để đầu
tư lớn vào việc xây dựng duy trì các tài sản trí tuệ của mình, ở đây là thương
hiệu, nhưng lại bị các chủ thể khác lợi dụng, chiếm đoạt./.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: right; line-height: 115%;"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font size="2"> <i>
Trung Vũ</i></font><span style="font-size: 14pt;"><o:p></o:p></span></span></p>