<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0cm;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0cm;text-align:justify;line-height:150%"><span lang="EN-US" style="line-height: 150%; font-family: Arial, sans-serif;"><font size="2">Do
có nguồn cung ứng phong phú như vậy nên dược liệu dùng để làm thuốc ở nước
ta không thiếu. Thiếu là thiếu sự tin cậy về chất lượng dược liệu và độ đảm bảo
hiệu quả của dùng thuốc nam, thuốc bắc chữa bệnh, hay thuốc kiểu tân dược,
nhưng được chế biến từ dược liệu trong nước hoặc nhập về từ Trung Hoa. Bởi thực
tế là nhiều năm nay thị trường dược liệu ở nước ta quá ư là hỗn loạn, thứ thật,
thứ giả, thứ tốt, thứ xấu, cứ bầy bán ê hề, khó mà phân biệt khi mua. </font></span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0cm;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0cm;text-align:justify;line-height:150%"><span lang="EN-US" style="line-height: 150%; font-family: Arial, sans-serif;"><font size="2">Mặc dù về
quản lý dược liệu, nhà nước đã luôn quan tâm, có chính sách cụ thể. Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2013 phê duyệt quy
hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Bộ
trưởng bộ Y tế đã ban hành Quyết định 179/QĐ-BYT ngày 21 tháng 1 năm 2015 phê
duyệt kế hoạch thực hiện quyết định trên của Thủ tướng. Nhưng hiện nay việc
trồng cây thuốc mới chỉ xây dựng được quy hoạch, định hướng vùng trồng, còn
chưa có đủ nguồn kinh phí để phát triển. Thế mà, theo báo cáo của cục Quản lý y
dược cổ truyền thì Việt Nam đâu có thiếu cây thuốc, trong số hơn 12.000 loại
thực vật ở Việt Nam thì có gần 4.000 loài cho công dụng làm thuốc, nhiều loại
là dược liệu quý về công dụng chữa bệnh và giá trị kinh tế. Cây thuốc được phân
bố rộng khắp trên cả nước nhất là nơi có núi cao, rừng sâu, ngoài cây thuốc
trong thiên nhiên thì một số nơi đã trồng cây thuốc, tổng sản lượng dược liệu
trồng được hàng năm khoảng 5.000 tấn. </font></span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0cm;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0cm;text-align:justify;line-height:150%"><span lang="EN-US" style="line-height: 150%; font-family: Arial, sans-serif;"><font size="2">Tuy nhiên diện tích trồng cây thuốc chưa
nhiều, dược liệu nội địa khai thác còn chưa tốt, việc trồng và chế biến dược
liệu còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu sự liên kết giữa những người, những
tỉnh với nhau, giữa nhà nước, nhà nông, nhà khoa học y dược, doanh nghiệp chế
biến thuốc. Chính sách ưu đãi đầu tư chưa cụ thể, nhất là chưa có chính sách
bao tiêu sản phẩm dược liệu theo chuỗi tự trồng, từ bào chế đến sản xuất thuốc
theo dược liệu tốt, thuốc cổ truyền lại bị thuốc nhập khẩu tràn lan ồ ạt tấn
công.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0cm;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0cm;text-align:justify;line-height:150%"><span lang="EN-US" style="line-height: 150%; font-family: Arial, sans-serif;"><font size="2">Hàng
năm ngành dược sử dụng khoảng 60.000 tấn dược liệu các loại thì hơn 80% có
nguồn gốc nhập khẩu, chủ yếu là từ Trung Quốc, mỗi tuần khoảng 300 đến 400 tấn
thông qua các cửa khẩu phía bắc, phần lớn ở dạng nông sản. Thực trạng nhập khẩu
như vậy đã ảnh hưởng lớn đến an ninh dược liệu và việc trồng thu hái dược liệu
tại Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place>.
Đã thế, việc thông quan thiếu kiểm soát, dược liệu nhập khẩu không có bao bì,
nhãn mác theo quy định, mà đóng trong bao dứa, thùng giấy, dược liệu không có
xuất xứ rõ ràng, lưu hành trôi nổi. Các cán bộ chức năng chỉ kiểm tra được số
lượng, trọng lượng các bao hàng, chứ không kiểm tra được chất lượng dược liệu,
mà phần lớn là kém chất lượng, một số thuốc quý thì đã bị chiết suất một phần
hoạt chất. </font></span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0cm;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0cm;text-align:justify;line-height:150%"><span lang="EN-US" style="line-height: 150%; font-family: Arial, sans-serif;"><font size="2">Nhà nước đã có nhiều cố gắng để ngăn chặn việc nhập khẩu dược liệu
không chất lượng, từ tháng 3 - 2016 đến nay, cục Quản lý y được cổ truyền đã
xét duyệt cấp giấy phép nhập khẩu dược liệu cho 10 doanh nghiệp, qua 7 nhà cung
cấp từ phía Trung Quốc. Cục đã hạn chế nhập khẩu những dược liệu mà trong nước
trồng được. Nhưng tại các hộ cá thể kinh doanh dược liệu ở xã Ninh Hiệp, Gia
Lâm, Hà Nội và quận 5 thành phố Hồ Chí Minh, các dược liệu bày bán chất đống,
phần lớn là hàng nhập khẩu không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng tốt, xấu khó
biết, các hộ kinh doanh dược liệu và cơ sở sản xuất thuốc từ các tỉnh, thành
lại đến đây mua các loại dược liệu trên, hợp thức hoá bằng các hoá đơn bán
hàng, giá rẻ, về bán giá đắt, hay đem vào chế biến thuốc viên, thuốc nước. Rõ
ràng là dược liệu ngoại nhập đã cạnh tranh thắng thế với dược liệu trong nước. <o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0cm;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0cm;text-align:justify;line-height:150%"><span lang="EN-US" style="line-height: 150%; font-family: Arial, sans-serif;"><font size="2">Để
củng cố hệ thống cung ứng dược liệu, cục Quản lý y được cổ truyền đề xuất, ngành y tế cần xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích sản xuất dược
liệu trong nước, tăng cường liên kết phát triển dược liệu. Thành lập viện
nghiên cứu dược liệu chuyên sâu về cây thuốc và các chế phẩm từ dược liệu, tổ
chức phát triển các vùng trồng cây thuốc có nhu cầu sử dụng lớn, ổn định, giống
tốt. Các nhà khoa học giúp người trồng thuốc có giống mới, công nghệ mới, người
trồng thuốc chú ý nhiều hơn đến chất lượng, cần huy động mọi nguồn lực để phát
triển trồng thuốc. Ngành y cần tăng cường kiểm tra các dược liệu được nhập
khẩu, buộc chứng minh xuất sứ; Bộ Y tế cần tăng cường xây dựng, ban hành tiêu
chuẩn dược liệu sau chế biến, đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ sinh học trong
việc tạo giống dược liệu chất lượng cao, hiện đại hoá hệ thống kiểm nghiệm dược
liệu từ nhập khẩu đến trồng ở địa phương.<o:p></o:p></font></span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0cm;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0cm;text-align:justify;line-height:150%"><span lang="EN-US" style="line-height: 150%; font-family: Arial, sans-serif;"><div style="font-size: small; text-align: center;"><img alt="" src="http://thanhtravietnam.vn/Portals/0/NEWS_IMAGES/nganpk/2016_7/hythem4.jpg" width="500px"></div><div style="line-height: 18px; text-align: center; font-style: italic;"><font color="#366092"><font size="1">Cây Hy Thêm</font><span style="font-size: 11px;"> - <i style="font-size: x-small; font-family: "Open Sans", sans-serif; font-variant: normal; font-weight: normal; line-height: 20px; text-align: start;">Trị phong thấp, Can dương vượng mất ngủ, Dùng đắp ngoài chữa rắn cắn.</i></span></font></div></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0cm;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0cm;text-align:justify;line-height:150%"><span lang="EN-US" style="line-height: 150%; font-family: Arial, sans-serif;"><font size="2">Bộ
trưởng bộ Y tế cũng đã ban hành thông tư 5/2014/TT-BYT về quy định việc sử dụng dược
liệu, vị thuốc y học cổ truyền trong các cơ sở khám chữa bệnh, buộc phải kiểm
tra kiểm soát chất lượng, tuy nhiên lại thiếu thông tư quy định đấu thầu đối
với dược liệu. Quy định về bảo quản dược liệu vẫn áp dụng những quy định chung
về bảo quản thuốc mà với dược liệu thì lại phải đặc thù. Để quản lý tốt việc
trồng, nhập, chế biến dược liệu, lành mạnh hoá thị trường dược liệu, thiết nghĩ
những sự thiếu sót, bất cập kể trên cần được bộ Y tế bổ sung, điều chỉnh ngay,
ngành công thương, quản lý thị trường cần kết hợp với ngành y tế trong các việc
làm đó để người dân mỗi khi đau ốm phải dùng thuốc, không còn gặp phải cảnh
bệnh thật, thuốc giả./.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin: 6pt 0cm; text-align: right; line-height: 150%;"><span lang="EN-US" style="line-height: 150%; font-family: Arial, sans-serif;"><font size="2"> </font><i><font size="2">Trung Vũ</font><span style="font-size: 12pt;"><o:p></o:p></span></i></span></p>