Cần đổi mới chương trình giáo dục đạo đức – giáo dục pháp luật chính khóa trong trường phổ thông

Thứ hai, 03/08/2015 15:41
(ThanhtraVietNam) – Trong những năm gần đây biểu hiện suy thoái đạo đức, tình trạng vi phạm pháp luật ở lứa tuổi học sinh phổ thông đang là tiếng chuông báo động cho gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Để ngăn chặn tình trạng trên cần rất nhiều giải pháp đồng bộ, ở bài viết này sẽ đề cập đến một trong những giải pháp cơ bản có tính bền vững, lâu dài đó là đổi mới chương trình giáo dục đạo đức – giáo dục pháp luật chính khóa trong trường phổ thông.
<p class="MsoNormal" style="line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong 5 năm trở lại đây có 47.000 vụ phạm pháp hình sự do học sinh, sinh viên gây ra; hơn 70% tội phạm hình sự là thanh, thiếu niên. Trong đó, ở lứa tuổi từ 14 đến 18 tuổi chiếm 17% là công bố của Viện nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm thuộc học Viện kiểm sát nhân dân – Bộ công an.&nbsp;</span><span style="font-family: Arial, sans-serif; font-size: 10pt; line-height: 120%;">Hành vi bạo lực học đường đang ngày càng hiển hiện trong đời sống và trở nên trầm trọng, nhức nhối, cùng với những hậu quả và hệ lụy nguy hiểm mà nó gây ra, là nỗi ám ảnh của toàn xã hội.</span></p> <p class="MsoNormal" style="line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Như chúng ta đều biết, giáo dục đạo đức cũng như giáo dục pháp luật là bộ môn khoa học, có mục tiêu điều chỉnh hành vi con người để đảm bảo hoạt động bình thường của xã hội. Một người vi phạm đạo đức thường là vi phạm pháp luật và vi pham pháp luật cũng là vi phạm đao đức. Để con người có ý thức đạo đức và ý thức pháp luật không phải ngẫu nhiên mà có, mà đó là kết quả của giáo dục lâu dài. Sinh thời Bác Hồ đã dạy: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Chúng ta đã có Luật phổ biến, giáo dục pháp luật. Thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng về vấn đề này, Chính phủ đã có đề án “Nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” (Ban hành kèm theo Quyết định số 1928/QĐ - TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ). Theo đó, Bộ Tư pháp có kế hoạch số 2485/ KH – ĐA ngày 01/4/2013 về việc thực hiện Đề án tăng cường công tác giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên năm 2013.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Để thực hiện đề án cần nhiều việc phải làm. Giáo dục pháp luật trong nhà trường bằng nhiều kênh khác nhau. Đối với chương trình giáo dục đạo đức – giáo dục pháp luật chính khóa trong trường phổ thông những năm qua góp phần không nhỏ trong việc trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về đạo đức và pháp luật. Giúp các em hình thành ý thức đạo đức, ý thức pháp luật.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/oanhvt/2015_8/bao_luc_hoc_duong_2_igwj.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div></span></p> <p class="MsoNormal" style="line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Tuy vậy, chương trình giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật nói riêng mới chỉ đề cập đến kiến thức khoa học “Thiên về dạy chữ, nhẹ về dạy người”. Giáo dục đạo đức – giáo dục pháp luật chính khóa trong trường phổ thông hiện nay vẫn còn nhiều bất cập cần phải sửa đổi cho phù hợp với lứa tuổi các em. Nhiều kiến thức còn chung chung, nặng về lý thuyết, một số nội dung còn trừu tượng, hàn lâm, chưa thực tế….Vì thế, học sinh chưa hứng thú nên hiệu quả chưa cao.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Hiện nay, giáo dục đạo đức – giáo dục pháp luật chính khóa trong trường phổ thông được chia ở 3 cấp học: Học sinh tiểu học là môn học đạo đức; học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông là môn giáo dục công dân. Học sinh tiểu học chương trình bố trí 1 tuần/ 1 tiết, học sinh lớp 3 có bài tựa đề “Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế”, học sinh lớp 5 có bài “Tìm hiểu về Liên hiệp quốc”. Lên trung học cơ sở từ lớp 6 đến lớp 9 trang bị 75 bài, thời lượng 26 tiết/ 1 năm học, lớp 7 học về bộ máy nhà nước cấp cơ sở, lớp 8 học về quyền sở hữu tài sản, lớp 9 học về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế….Với nhiều từ khó hiểu, không phù hợp với lứa tuổi. Khi các em lên trung học phổ thông nghịch lý trên càng thấy rõ, lớp 10 có 29 tiết/ 1 năm học, nặng về kiến thức triết học, nội dung trừu tượng, hàn lâm, khó hiểu. Các phạm trù đạo đức cơ bản; các khái niệm; các giá trị đạo đức; kiến thức triết học vật chất, ý thức; tồn tại xã hội; ý thức xã hội; phương pháp biện chứng…Đến lớp 11, lớp 12 khi các em chuẩn bị ra đời cần nhiều kiến thức “Đối nhân, xử thế” thì lại không hề có tiết học đạo đức nào.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Để việc giáo dục đạo đức – giáo dục pháp luật chính khóa trong trường phổ thông hiệu quả cần phải thực hiện theo phương pháp từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Học phải án dụng vào đời sống thực tiễn hằng ngày của các em. Từ thực tiễn sinh động đấy các em sẽ hiểu dần, thấm dần, hình thành dần ý thức đạo đức, ý thức pháp luật.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Chương trình giáo dục đạo đức – giáo dục pháp luật chính khóa trong trường phổ thông cần xây dựng có tính chất liên thông, phù hợp với lứa tuổi học sinh dễ hiểu, dễ áp dụng theo từng cấp học. Chẳng hạn, ở các lớp dưới dạy các em đi đường phải đi về phía bên phải, đúng phần đường quy định cho người đi bộ, khi tan trường các em có thể áp dụng ngay, bạn này đi sai, bạn kia nhắc nhở. Lên các lớn trên hãy giáo dục cho các em về luật giao thông đường bộ. Ngoài việc giáo dục đạo đức, nghe lời người trên, lễ phép với cha, mẹ, thầy cô giáo còn phải biết yêu thương đồng loại, đánh nhau là vi phạm đạo đức cũng là vi phạm pháp luật, để lên lớp trên hãy dạy cho các em việc đánh bạn là xâm hại đến thân thể người khác và các hình thức, hình phạt của pháp luật về tội này.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Ở cả 3 cấp học, chương trình phải đồng bộ giữa giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật. Cần phải thay đổi cách gọi môn học này là: Giáo dục đạo đức và pháp luật. Tuy chỉ là hình thức, song cũng gợi mở cho các em ngay từ đầu có ý thức học để có ý thức đạo đức, học để có ý thức pháp luật. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Thời lượng môn học cũng cần tăng lên. Ngoài bài giảng lý thuyết cần bố trí thời gian đáng kể để các em tự tranh luật, tham luật. Phần bài tập cần bố trí các câu hỏi gợi mở, đề ra tình huống để các em tự đánh giá, giải quyết tình huống đó.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Đất nước phát triển, đòi hỏi mọi công dân ở bất kì lĩnh vực nào cũng phải có đạo đức, lương tâm, bất kì ai cũng phải làm việc theo hiến pháp, pháp luật. Nên chăng, môn học giáo dục đạo đức và pháp luật cần được đưa vào môn thi bắt buộc ở các trường đại học, cao đẳng.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Ngày 27/3/2015 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số: 404/QĐ – TTg về việc phê duyệt đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông với mục tiêu: “Chương trình đổi mới, sách giáo khoa mới được xây dựng theo hướng coi trọng dạy người với dạy chữ, rèn luyện, phát triển cả về phẩm chất và năng lực; chú trọng giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, nhân cách, lối sống;…”.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Chúng ta hi vọng, chờ đón sau năm 2015 và những năm tiếp theo giáo dục phổ thông sẽ có một chương trình, bộ sách giáo khoa giáo dục đạo đức và pháp luật thật sự khoa học, phù hợp với học sinh phổ thông, dễ áp dụng trong đời sống, giúp các em hứng thú trong học tập giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật. Để tương lai gần chúng ta có lớp người “Vừa hồng, vừa chuyên” (Bác Hồ) làm chủ đất nước.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="line-height: 120%; text-align: right;"><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><b>Oanh Vũ</b></span></p><p class="MsoNormal" style="line-height: 120%; text-align: right;"><span style="font-size:10.0pt; line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><i>(Tổng hợp)</i></span></p>
anhdt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra