Cần thiết thực hơn trong xây dựng nông thôn mới

Thứ hai, 06/06/2016 16:36
(ThanhtraVietnam) - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015 đã ngốn một nguồn vốn khổng lồ, khoảng 851.380 tỷ đồng. Trong đó ngân sách nhà nước bao gồm các chương trình dự án là 266.785 tỷ đồng, chiếm 31,34%, vốn tín dụng là 434. 950 tỷ đồng, chiếm 51%, huy động từ doanh nghiệp là 42. 198 tỷ đồng, chiếm 4,9%, người dân đóng góp là 107. 447 tỷ đồng, chiếm 12,62%. Riêng ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp là 98. 664 tỷ đồng, chiếm 11,59%, trong đó ngân sách trung ương là 16. 400 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 82. 564 tỷ đồng.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%;" lang="EN-US"><font face="Arial" size="2">Mùa hè cũng là mùa du lịch, nhiều du khách tìm về các bãi biển, hay lên thăm những thắng cảnh nơi mát mẻ vùng núi cao. Giao thông phát triển, du khách bon bon trên các phương tiện xe khách hay ô tô cá nhân, tâm trạng lâng lâng, thoải mái nhìn ra quang cảnh tươi đẹp của đất nước trong đó có những cổng làng, đường làng, trường học xây dựng lộng lẫy nhờ có phong trào xây dựng nông thôn mới. Rồi ngày ngày mọi người còn thấy trên tivi, đài báo biểu dương những địa phương đạt 19 tiêu chuẩn, được công nhận là làng xã nông thôn mới, gương sáng của những người hiến đất, góp của góp công cho phong trào này. Qua giám sát mới đây của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, việc xây dựng nông thôn mới đã thành phong trào sâu rộng trong toàn dân, đi đến mọi vùng quê, lòng người. Phong trào với nhiều tiêu chí về xây dựng nông nghiệp, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nông dân, cải tạo, văn minh, văn hoá quang cảnh, đời sống,…đã thực sự làm thay đổi lớn bộ mặt nông thôn và mức sống của người cày ruộng. Lấy mốc thời gian 2011 đến 2015 để so sánh, thì: tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 17,4%, xuống còn khoảng 8,2%; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 50, 07% xuống còn dưới 28% . Còn như so với thời làng quê xưa ao tù nước động, dân quê số đông đều đói rách, nông thôn ngày nay đã thay đổi, tốt đẹp lên như một trời một vực. <o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%;" lang="EN-US"><font face="Arial" size="2">Tuy nhiên hiệu quả của phong trào xây dựng nông thôn mới sẽ cao hơn, đẹp hơn nếu như sự đổi thay, phát triển nông nghiệp, nông thôn đồng đều hơn, không còn những làng xã chưa đạt tiêu chuẩn, cũng như không phát sinh những điều yếu kém, tiêu cực, hay còn tồn tại những khiếm khuyết, chưa đạt các tiêu chuẩn tối thiểu của nếp sống văn hoá, vệ sinh trong đời sống ở không ít làng quê. Nhưng không thể không lấy làm buồn và tiếc là qua giám sát, thấy trong thực tế, kết quả không đồng đều, số xã đạt tiêu chí nông thôn mới ở đông Nam bộ là 46,4%, đồng bằng sông Hồng là 42,8%, miền núi phía bắc chỉ đạt khoảng 8,2%, Tây nguyên đạt 13,2%, đồng bằng sông Cửu Long đạt 16,7%. Điều đáng tiếc không kém là ngay cả những xã đạt danh hiệu nông thôn mới thì một số cũng đã bị dân tố cáo, hay các cơ quan chức năng phát hiện có những vụ việc tiêu cực, tham ô, không minh bạch thu chi, nông dân phải đóng góp lớn, quá khả năng của họ, song các công trình điện, đường, trường học, trạm xá hoặc thi công dở dang, hoặc chất lượng kém, trong khi nợ đọng xây dựng cơ bản lại nhiều, có nơi bắt&nbsp; mỗi hộ nông dân đóng góp thêm mấy triệu đồng để xã trả nợ cho các chủ thầu xây dựng, mặc dù khi trước mỗi hộ đã đóng góp nhiều triệu cho xã tổ chức xây dựng nông thôn mới. Thành ra người dân nhiều vùng quê mắt nhìn cảnh quê thay đổi thì thích, song lại méo mặt, thắt lòng lo âu chạy tiền đóng góp cho xã trả nợ.<o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%;" lang="EN-US"><font face="Arial" size="2">Cũng theo báo cáo của đoàn giám sát trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, tuy các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đều tốt đẹp, song nhiều địa phương lại chỉ tập trung vào đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là đường giao thông, nên rất tốn kém, nhiều tiêu cực, gian lận đi kèm, lắm đoạn đường bỏ dở vì xã không đủ tiền, hoặc nhà thầu không đủ tiền, đủ lực, khả năng thi công kém xa những gì họ trình ra lúc đấu thầu. Dư luận nghi vấn, phải chăng bên cạnh ý thích ganh đua xã nọ với xã kia, còn có cả ý đồ tìm các công trình xây dựng dễ ăn gian mà rót tiền đầu tư vào, nên các xã đều lập kế hoạch và tiến hành thuê làm các công trình hạ tầng to, tốn phí lớn. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015 đã ngốn một nguồn vốn khổng lồ, khoảng 851.380 tỷ đồng. Trong đó ngân sách nhà nước bao gồm các chương trình dự án là 266.785 tỷ đồng, chiếm 31,34%, vốn tín dụng là 434. 950 tỷ đồng, chiếm 51%, huy động từ doanh nghiệp là 42. 198 tỷ đồng, chiếm 4,9%, người dân đóng góp là 107. 447 tỷ đồng, chiếm 12,62%. Riêng ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp là 98. 664 tỷ đồng, chiếm 11,59%,&nbsp; trong đó ngân sách trung ương là 16. 400 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 82. 564 tỷ đồng. Đối với vùng núi, vùng khó khăn, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 65/2013/QH 13 ngày 28 tháng 11 năm 2013 về phân bổ vốn trái phiếu chính phủ cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2014- 2016 là 15. 000 tỷ đồng. Tiền đâù tư rất lớn, song hiệu quả không cao còn vì sự thiếu thiết thực, không theo sát nhu cầu, thời gian của nông dân suốt ngày đầu tắt mặt tối, chân lấm tay bùn đâu có thể rảnh rang đến câu lạc bộ văn hoá, nên xã xây to rồi để không, có sử dụng cũng chỉ là thi thoảng họp cán bộ. Vì chạy theo thành tích nên huy động quá sức dân, nợ đọng xây&nbsp; dựng cơ bản lớn, không có khả năng thanh toán và ảnh hưởng đến chủ trương xây dựng nông thôn mới, số nợ đọng của 35/41 tỉnh thành phố khoảng 8.600 tỷ đồng.<o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%;" lang="EN-US"><font face="Arial" size="2">Rõ ràng là phải xem xét, chỉnh sửa nhiều điều trong xây dựng nông thôn mới, để công việc này gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, mở rộng mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, cân đối, kết hợp với quá trình đô thị hoá thế nào cho phù hợp thực tế bởi nhiều xã các vùng ven đô sắp trở thành khu vực đô thị. Còn với những vùng khác thì những công trình xây dựng hạ tầng phải thiết thực với khả năng địa phương, nhu cầu người dân. Có những ý kiến chỉ đạo, đề xuất:&nbsp; phải nghĩ đến việc thiết lập những tiêu chí cho nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới điển hình, gìn giữ, khai thác tốt những công trình có được qua&nbsp; chương trình xây dựng nông thôn mới, không để cho những thành quả đã đạt được bị mai một, kẻo rồi mới lại thành cũ…<o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:right" align="right"><span style="line-height: 115%;" lang="EN-US"><font face="Arial" size="2">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<i> Trung Vũ</i></font><font style="font-size: 13pt;" face="Times New Roman, serif"><o:p></o:p></font></span></p>
anhdt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra