Cẩn trọng khi phục dựng các công trình văn hóa, xã hội truyền thống

Thứ ba, 25/05/2021 15:26
(ThanhtraVietNam) – Trong bài viết trước, chúng ta đã bàn đến sự thận trọng khi phục dựng các công trình lịch sử. Nhưng theo xu hướng phục hưng và không khí tận dụng những thí nghiệm, ứng dụng của công nghệ thông tin hiện đại, nhiều công trình văn hóa, cơ sở sản xuất truyền thống cũng đang được địa phương này cơ sở kia tiến hành phục hưng. Việc phục dựng các di sản văn hóa, sản xuất truyền thống này sẽ có ích lợi nếu được tiến hành cẩn trọng, tránh những suy đoán tùy tiện hoặc mắc sai lầm tai hại.

Ví như chung quanh việc khai quật thuộc dự án nghiên cứu di tích Ốc Eo- Ba Thê, nền chùa gọi chung là Ốc Eo Nam Bộ diễn ra liên tục suốt mấy năm nay. Nhiều địa điểm đã được khai quật, một số báo cáo khoa học đã được lập, bước đầu phát hiện những kết cấu kiến trúc bao quanh bằng gạch chữ nhất vỉa nghiêng phủ trực tiếp lên di tích là lớp ngói ảnh hưởng của Ấn Độ. Cũng đã phát hiện một phù điêu bằng đá Granit chạm khắc hình tượng Phật đang ngồi tay chắp trước ngực phía dưới có 3 chữ SANKARIT, phù điêu cao gần 1 mét rộng từ 0,5 – 0,74 mét, dày 0,3 mét. Có khả năng bức phù điêu này đã được đặt trong một điện thờ, quy mô không lớn nhưng được xây dựng trong quy trình. Khai quật cũng làm phát lộ các di tích giai đoạn từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 7. Các nghiên cứu cho thấy các bức tranh khu di  tích  Ốc Eo – Ba Thê rõ nét hơn với tính chất của một đô thị cổ được vận hành bằng kinh tế nông nghiệp với sản vật lúa, gạo, bầu bí cây họ đậu và cả thương nghiệp, nhất là các hiện vật tiêu biểu như ngói Ấn Độ, gương đồng thời đông Hán và nhẫn vàng có hình bò thần Nani.

Quan trọng nhất là qua nghiên cứu người ta nhận diện thấy vóc dáng di sản thế giới giao lưu văn hóa giữa các nước. Nhiều yếu tố thuộc văn hóa Ấn Độ đã hội nhập. Các nhà nghiên cứu cho rằng bức tranh khu dích Ốc Eo – Ba Thê rõ nét một đô thị cổ được vận hành bằng kinh tế nông nghiệp. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ hướng dẫn UBND tỉnh An Giang lập hồ sơ dự án di sản thế giới trong đó cần lưu ý về tiêu chí, tính toàn vẹn tính xác thực, yêu cầu phải bảo vệ quản lý đối với quần thể di tích này. Quy hoạch núi Ba Thê là một phần trong không gian di sản. Ba Thê là ngọn núi được xem là thiêng liêng trong không gian văn hóa đô thị Ốc Eo. Cũng qua các nhà nghiên cứu đã thấy những thông tin nổi bật để làm hồ sơ di sản trình Unesco nhiều điều như tiêu chí chứa đựng một minh chứng duy nhất hoặc ít nhất cũng hết sức khác biệt về một truyền thống văn hóa hay một nền văn minh hiện vẫn tồn tại hoặc đã diệt vong. Đã minh chứng nền văn minh đặc sắc đạt trình độ rất cao của Việt Nam và Đông Nam Á từ nhiều thế kỷ nay.

Cũng xu hướng nghiên cứu di sản truyền thống, nhiều chuyên gia kiến trúc Hà Nội đang lo di sản kiến trúc Cung thiếu nhi Hà Nội sẽ biến mất sau khi được động thổ xây dựng mới ở quận Cầu Giấy thì cung cũ vốn quen thuộc với nhiều người dân Thủ đô sẽ không còn. Cung thiếu nhi Hà Nội cũ là một trong 10 công trình hiện đại được tổ chức quỹ Văn hóa giáo dục Mỹ Getty chọn để giới thiệu trong hội thảo quốc tế về kiến trúc Đông Nam Á, phía Getty đề nghị Việt Nam từ cách đây 10 năm yêu cầu Việt Nam làm hồ sơ cho quỹ văn hóa giáo dục Mỹ này để nhận hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính.

Thực tế, hồ sơ ban đầu của cung thiếu nhi Hà Nội đã được chuyển sang quỹ Getty vào cuối năm 2015 nhanh chóng được chọn vòng tiếp theo. Đầu năm 2016 cung được tiến hành sửa chữa do hỏng và xuống cấp một số chỗ. Dự án này tuy không thay đổi kết cấu công trình nhưng làm thay đổi khá nhiều đặc trưng lịch sử về chi tiết chẳng hạn các hạn cột tường, hệ cửa kính. Với những thay đổi đó, đã có sự đề nghị chủ động rút Cung thiếu nhi Hà Nội khỏi danh sách chọn của quỹ Getty vì tiêu chí nguyện vọng không còn được đảm bảo. Cũng đề xuất đó cho biết sự lo ngại khi đã động thổ xây dựng cung thiếu nhi khác tại cầu Giấy. Các chuyên gia và tổ chức quốc tế chắc sẽ có ý kiến về việc các cấp quản lý của Hà Nội và Getty cần có kế hoạch bảo tồn bảo vệ công trình kiến trúc hiện đại có những giá trị cổ quý báu của Cung thiếu nhi Hà Nội. Trước mắt, có ý kiến rằng hiện nay không gian văn hóa ở quận Hoàn Kiếm rất thiếu, nhất là công viên cây xanh rất thấp nên lấy  nó làm không gian công cộng cho cộng đồng quận Hoàn Kiếm.

Hội kiến trúc sư Việt Nam đã có văn bản về việc bảo tồn Cung thiếu nhi. Nhìn chung dư luận rất lo lắng nếu sau khi Cung thiếu nhi Hà Nội mới đi vào hoạt động thì Cung thiếu nhi Hà Nội hiện giờ sẽ tồn tại thế nào? Sử dụng ra sao? Cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội là tài sản của nhà nước nên quỹ đất này chỉ có thể làm công trình phúc lợi xã hội, không xây chung cư, nhà cao tầng, công trình thương mại, dịch vụ. Cung thiếu nhi Hà Nội rất cần được chăm sóc tu bổ và nâng cấp trang thiết bị để tiếp tục phát huy giá trị, sử dụng làm nhà văn hóa thiếu nhi của quận Hoàn Kiếm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt vui chơi của trẻ em trong quận và các khu vực lân cận. Hội kiến trúc sư Việt Nam đề nghị thế, cùng lúc nhiều ý kiến phát biểu trên báo chí cũng ủng hộ xu hướng này.

leftcenterrightdel
 Bảo tàng gốm sứ Bát Tràng đang dần được hoàn thiện. Ảnh: Internet

Một trường hợp khác, tại khu vực gốm Bát Tràng cũng đang có nhiều ý kiến khác nhau về việc xây dựng nhà bảo tàng các giá trị gốm sứ truyền thống. Ai cũng biết cách đây hơn 1.000 năm khi chuyển cung điện từ Hoa Lư, Ninh Bình ra Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã cho đem theo làng gốm ở huyện Yên Mô ra Đại La xây dựng thành làng gốm Bát Tràng ở bên cạnh sông Hồng. Qua nghìn năm phát triển, Bát Tràng đã có nhiều hình dáng mới làm ra đồ sứ đồ gốm phục vụ tốt đời sống hành chính của nhà nước cũng như cuộc sống thường ngày của nhân dân. Trình độ mỹ thuật của đồ gốm sứ Bát Tràng ngày càng được nâng cao, đủ sức bán ra thế giới nhờ cạnh tranh được với các đồ gốm sứ quanh vùng như gốm sứ Trung Quốc, Nhật Bản.

Để duy trì sự phát triển, người dân Bát Tràng đã cất giữ những đồ gốm sứ đẹp quý hiếm, dần hình thành một sự bảo tàng cho đến ngày nay các hình thức bảo tàng càng phát triển thì bảo tàng Bát Tràng cũng càng được chú ý. Nhưng vấn đề là bảo tàng những cái gì và bảo tàng như thế nào thì cũng còn nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau. Có một số cách thức kỹ thuật hiện đại như hình bàn xoay gốm chưa chi đã được đề nghị đưa vảo bảo tàng, nhiều ý kiến phản đối vì đấy chưa phải là mỹ thuật truyền thống của Bát Tràng mà là công nghệ hiện đại.

Theo nhiều chuyên gia, nhà bảo tàng gốm sứ Bát Tràng là kiến trúc của công trình rất thú vị, khi thực hiện hiệu quả thị giác cũng tốt. Hiện tại dù chưa hoàn thiện toàn bộ công trình cũng đã thu hút công chúng. Nếu hoàn thiện tốt, công trình sẽ hút thêm khách cho du lịch, khuyến khích sự phát triển của hàng gốm sứ Bát Tràng bán nội địa và xuất khẩu.

Các làng nghề trên thế giới khi phát triển du lịch thường có xu hướng có các khu lưu trữ và giữ gìn kỹ thuật nghề. Vì vậy, ở Bát Tràng khi phát triển một bảo tàng nghề cần có sự sâu chuỗi nghề thủ công với du lịch sáng tạo. Ở đó, khách không chỉ chiêm ngưỡng mà còn tham gia vào quy trình thực hành nghề. Có những thứ họ không còn thích nhưng từng đã có giá trị họ có thể mang đến góp ý cho bảo tàng thu giữ trưng bày. Vì vậy, việc xây dựng bảo tàng gốm sứ Bát Tràng cũng là việc phục dựng di sản hiện vật sản xuất truyền thống cần cẩn trọng như bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử.

                                                                                                               Trung Vũ

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra