<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%; font-family: Arial;"><font size="2">Những ngày đầu năm 2016, nhiều sự kiện
chính trị, kinh tế lớn đã diễn ra, như chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc
Đảng Cộng sản Việt Nam, những ký kết hiệp định hội nhập sâu rộng kinh tế toàn
cầu đã hoàn tất khâu chuẩn bị, hay chính thức đi vào thực thi, như TPP, AEC,…
Cùng với đó cũng là lúc nhiều hoạt động hành chính nhà nước, an sinh xã hội
được tiến hành, trong đó có các cuộc họp bàn, báo cáo kết quả, đề xuất tăng
cường nhiệm vụ phòng chống tham nhũng. Điểm mới khiến dư luận và nhiều giới xã
hội quan tâm, đài báo phản ánh, là bàn thảo, tiến hành phòng chống tham nhũng không chỉ còn là việc
riêng của các tổ chức Đảng như Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham
nhũng, Ban Nội chính trung ương, Ban Kiểm tra trung ương, của bộ máy nhà nước
như Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân, Công an, Thanh tra Chính phủ,… mà
đã là hoạt động của các đoàn thể chính trị xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Phụ nữ,
Thanh niên, đặc biệt là tới cả các tổ chức của doanh nghiệp, doanh nhân, như
Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI ), các hiệp hội doanh nghiệp.
Phòng chống tham nhũng, nói không với tham nhũng đang là yêu cầu và ít nhiều đã
thành thái độ ứng xử cuả một số doanh nghiệp, doanh nhân. Cũng bởi vì đang có
một thực tế là cơ hội đang nhiều lên, miếng đất màu mỡ cho tham nhũng đang rộng
thêm theo với sự phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần. Nói đến tham
nhũng là nói đến tham ô và hối lộ. Trong cơ chế bao cấp, hai tội danh này chủ
yếu là ăn cắp công quỹ và nhận hối lộ chạy chức, chạy quyền, chạy tội. Sang cơ
chế thị trường, cùng với hai hành vi tham nhũng đó tiếp tục diễn ra rộng hơn và
nâng mức “ăn bẩn” tiền vàng lên mức cao gấp nhiều lần, thì có thêm “đất” để cho
các quan chức nào bất liêm tha hồ nhũng nhiễu, nhận hối lộ của giới kinh doanh
giờ đây đã rất đông đảo. Tham nhũng trong kinh doanh không chỉ còn là ăn cắp
vốn công, hối lộ từ vốn công của các doanh nghiệp quốc doanh, công trình xây
dựng của nhà nước, mà đã mở rộng sang sự sách nhiễu đòi hỏi, nhận hối lộ từ
tiền của các doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài. <o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%; font-family: Arial;"><font size="2">
Tham nhũng trong kinh doanh ngày càng gia tăng cả cầu lẫn cung và ngược
lại. Các quan chức bất lương trong hệ thống chính quyền các câp, đông hơn là
trong bộ máy quản lý kinh tế, thuế, hải quan nhũng nhiễu doanh nghiệp, cũng
nhiều, mà các doanh nghiệp chủ động đem tiền chạy dự án, chạy bị xử phạt vì sai
phạm kinh doanh cũng chẳng ít. Muốn ngăn chặn các hình thức tham nhũng đó,
trước hết phải tạo được tâm lý cũng như điều kiện để có thể thẳng ngay, minh
bạch, liêm chính cho giới kinh doanh. Một cuộc khảo sát về hiện trạng thực hành
liêm chính trong kinh doanh vừa được tiền hành tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố
Hồ Chí Minh, với 180 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài thuộc các lĩnh vực
chế biến lương thực, thực phẩm, da giầy, dệt may, công nghiệp lắp ráp, điện,
điện tử, ngân hàng. Kết quả cho thấy: có 55% doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và
hiểu đúng về liêm chính trong kinh doanh, cho rằng liêm chính phải gắn liền với
các nguyên tác chuẩn mực về đạo đức và quy phạm pháp luật tạo ra rào cản tham
nhũng hối lộ. Nhưng số doanh nghiệp được khảo sát nói là họ đã thực hiện nghiêm
về liêm chính, chiếm tỷ lệ không cao, số còn lại thừa nhận là để thuận lợi
trong kinh doanh, bớt phiền hà về thời gian cấp phép, giải quyết các thủ tục hành
chính, thuế, phí, họ phải đáp ứng các yêu sách nhũng nhiễu của cán bộ quản lý
kinh doanh, thuế, hải quan, quản lý thị trường. Để chấm dứt tình trạng này, các
doanh nghiệp, doanh nhân yêu cầu nhà nước phải đào tạo tốt hơn, quản lý chặt
chẽ hơn, xử lý sai phạm nghiêm hơn những cán bộ, nhân viên các cơ quan kể trên.
Chứ cứ như hiện tại, doanh nghiệp có muốn nói không với tham nhũng cũng rất khó
vì sẽ rất khó khăn, thua thiệt trong kinh doanh. Mặc dù giới doanh nghiệp không
phải không biết rằng, liêm chính, minh bạch là sự kết hợp cần thiết giữa đạo
đức lối sống, thực thi pháp luật và kinh doanh. <o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%; font-family: Arial;"><font size="2">
Tham nhũng có cầu, có cung, doanh nghiệp chính là bên cung, nếu doanh
nghiệp liên kết với nhau nói không với tham nhũng, liêm chính được mạnh lên, sẽ
góp phần lớn vào việc đẩy lùi tham nhũng. Song cùng với bổn phận, trách nhiệm
của bên cung sẽ cương quyết không cung nữa, thì nhà nước cũng phải chạt đứt
vòi, tua bạch tuộc của bên cầu. Chứ các doanh nghiệp chúng em ngoài nộp thuế và
các thứ phí quy định, hiện đang rất tốn tiền cho các thứ phí không chính thức.
Thí dụ, báo cáo gần đây nhất kết quả chương trình phối hợp giám sát thuế, hải
quan 2015 cho thấy chi phí không chính thức trong lĩnh vực thuế và hải quan vẫn
là nỗi quan ngại của số đông doanh nghiệp. Với nhóm thủ tục về thanh tra, kiểm
tra thuế, theo các hiệp hội doanh nghiệp, còn có quá nhiều phiền hà khiến họ
phải chạy chọt, đáp ứng sự nhũng nhiễu, yêu sách. Hiện tại các cơ quan hải quan
vẫn kiểm tra 35% số lô hàng xuất nhập khẩu, trong khi các nước chỉ kiểm tra
5,6%. Thành ra dẫu có nhận thức đầy đủ về liêm chính thì vẫn phải đi cửa sau để
thuận lợi cho kinh doanh. Doanh nghiệp ngại đấu tranh phòng chống tham nhũng vì
sợ bị trù dập, cắt điện nước, hàng hoá khó thông quan, gặp nhiều khó khăn trong
kinh doanh. Liêm chính tạo ra một không gian rộng mở cần thiết, là một yếu tố
phải có đối với những doanh nghiệp muốn tăng vị thế trong chuỗi sản xuất và
nâng cao giá trị gia tăng. Nhưng muốn thế, đừng để tiếp diễn tình trạng doanh
nghiệp nói không sợ bộ trưởng mà sợ cán bộ trực tiếp thu thuế, hải quan. Vì vậy
cần phải tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, thuế, hải quan
chuyên nghiệp và liêm chính hơn, xây dựng cơ chế đủ mạnh để ngăn chặn nhũng
nhiễu, hối lộ. <o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span style="line-height: 115%; font-family: Arial;"><font size="2"> <b>Trung
Vũ</b></font><span style="font-size: 12pt;"><o:p></o:p></span></span></p>