Gần đây ở nước ta có các tỉnh thành, số chủ doanh nghiệp, chủ nhà hàng ngày càng nhiều lên cũng có nghĩa là họ phải thuê đng người lao động, vậy quan hệ chủ- thợ thế nào? Mặt khác, nền kinh tế đất nước luôn biến động do ảnh hưởng kinh tế toàn cầu và dịch bệnh cùng biến đổi khí hậu, nên quan hệ chủ và thợ phải mong sao có thể cùng tồn tại để duy trì nền kinh tế sau đó thì đôi bên cùng có lợi.
Ngay từ đầu năm những người đứng đầu các ngành kinh tế xã hội đã định hình: Các chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2021 là: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6% chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%, tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tổ tổng hợp TFP vào tăng trưởng khoảng 45 – 47%, năng suất lao động xã hội tăng khoảng 4,8%, tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 68%, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1 – 1,5 điểm.
Theo các nhà kinh tế, căn cứ vào những chính sách đã được công bố và nhìn vào những chỉ tiêu trên có thể thấy nguyên nhân suy giảm kinh tế là do tác động từ dịch bệnh Covid-19 khiến một số ngành kinh tế bị ngừng trệ, GDP và xuất khẩu bị sụt giảm, công ăn việc làm của người dân bị ảnh hưởng. Tình hình trên đặt ra vấn đề về việc làm là phải đảm bảo nguồn cung lao động phục vụ sản xuất trong hiện tại cũng như tương lai, hay tổng vốn đầu tư toàn xã hội thì nguồn lực vẫn là vấn đề cần xem xét trong dài hạn.
Người lao động cần được sự quan tâm của chủ sử dụng để cùng nhau đạt được các mục tiêu đề ra. Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Về giải pháp tháo gỡ, bên cạnh những giải pháp đã ngủ đông trong đại dịch Covid -19 như cắt giảm điều kiện kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư, xóa bỏ quy định phí lệ phí bất hợp lý nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phát triển, cần phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng nhanh bền vững trên cơ sở giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Vận hành đồng bộ hiệu quả các loại thị trường, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
Ngay từ đầu năm 2021, Chính phủ đã kêu gọi bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với mặt bằng của khu vực và thế giới sớm đưa Việt Nam trở thành một cường quốc nông nghiệp với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại hiệu quả. Còn đối với doanh nghiệp thì tất cả đều hưởng ứng mà phấn đấu vươn lên, các doanh nhân trẻ càng khát khao được cống hiến trở thành lực lượng nòng cốt tiên phong trên mặt trận kinh tế.
Mặt khác, diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19 tiếp tục bào mòn sức chống chịu của doanh nghiệp Việt Nam, Chính phủ và các ngành đẩy mạnh những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vựơt khó cũng có nghĩa là vừa hỗ trợ các chủ doanh nghiệp vừa phải hỗ trợ cho những người làm công trong doanh nghiệp còn có chỗ mà làm nên cần khẩn trương nghiên cứu thực hiện các chính sách và giải pháp phù hợp, có quy mô tác động đủ lớn, thời gian thực hiện trong trung và dài hạn.
Theo các chuyên gia về lao động, các giải pháp cần đáp ứng 4 mục tiêu: Đảm bảo ổn định kinh tế xã hội, tạo điều kiện để nền kinh tế phục hồi nhanh trong giai đoạn hậu Covid-19, hỗ trợ các hoạt động kinh tế đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhằm ngăn chặn và giảm tình trạng mất thanh khoản, phá sản, giải thể doanh nghiệp. Từ đó, tạo điều kiện để khu vực doanh nghiệp phục hồi nhanh khi tác động của đại dịch suy giảm. Đồng thời, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế phù hợp với những thay đổi trên thế giới kích thích tiêu dùng trong nước, bảo đảm an sinh xã hội, cho các doanh nghiệp vay ưu đãi để có đủ vốn vượt qua khó khăn. Doanh nghiệp còn thì người đang làm cho họ vẫn còn chỗ làm, có nơi trả lương. Như thế là vừa lo cho chủ vừa lo cho thợ.
Cũng theo các chuyên gia lao động, cần rà soát lại các quy định, điều kiện nới lỏng các yêu cầu về điều kiện thụ hưởng, đổi mới công tác triển khai cũng như xóa bỏ các quy định cồng kềnh để doanh nghiệp có thể thụ hưởng chương trình hỗ trợ bằng tiền từ ngân sách và gói hỗ trợ tín dụng.
Chính sách tài khóa cần chuyển hướng sang hỗ trợ có trọng tâm để bảo vệ cho các doanh nghiệp dễ bị tổn thương, hỗ trợ tạo động lực cơ cấu lại nền kinh tế, hỗ trợ đầu tư trong nước hiệu quả hơn và hỗ trợ chọn lọc đầu tư nước ngoài. Thực hiện kích cầu tiêu dùng và đầu tư với nhu cầu tiêu dùng trong nước có 100 triệu dân, tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Vận dụng cơ chế vốn cho xóa đói giảm nghèo vừa nuôi được đội quân lao động mất việc, vừa hỗ trợ được các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang sử dụng một số ít lao động của gia đình và của xã hội, tiếp tục đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp, dạy nghề miễn phí. Phòng chống đại dịch, chữa nhanh người bệnh để họ sớm trở lại làm việc. Một số doanh nghiệp tư nhân mong muốn kinh tế tư nhân được hậu thuẫn để lớn mạnh trong khi chính sách của nhà nước là khuyến khích khởi nghiệp, khẳng định kinh tế tư nhân. Nhiều chuyên gia cho rằng cần có chính sách thông thoáng cho những người khởi nghiệp, các ông chủ ngay lập tức, hay trong tương lai.
Các chính sách kể trên đều cho thấy xu hướng vừa hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế tư nhân, vừa khuyến khích người lao động bám trụ làm việc, là mới mẻ đúng đắn, người lao động cùng với doanh nghiệp vượt qua khó khăn để doanh nghiệp nơi họ làm việc không phá sản, bản thân họ cùng chủ doanh nghiệp cố duy trì được kinh doanh sản xuất để doanh nghiệp không nghỉ, người lao động không mất việc làm vẫn là theo tinh thần lao động mùng 1 tháng 5 quyền lợi của người lao động vẫn được bảo đảm, dẫu kinh tế tư nhân ở nước ta vẫn đang phát triển, nghĩa là chủ và thợ phải cùng nhau vượt khó, vươn lên làm giàu cho bản thân và cho đất nước, cũng như cho xã hội.
Trung Vũ