Cơ quan nào quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp?

Thứ ba, 30/08/2016 15:25
(ThanhtraVietNam) - Phải đặt ra vấn đề này vì đã từng trải qua nhiều năm, số vốn nhà nước đổ vào các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không hề nhỏ, song đáng tiếc là hiệu quả đem lại, nhất là lợi nhuận không cao, thất thoát, thua lỗ lớn do kinh doanh kém, tham ô, lãng phí. Mà một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là chưa có một cách thức, một tổ chức nào quản lý tốt vốn nhà nước tại các DNNN, vẫn cứ là mỗi bộ, hay chính quyền tỉnh, thành phố quản lý vừa hành chính, vừa cấp và quản lý vốn đầu tư cho một số DNNN theo kiểu vừa đá bóng vừa thổi còi.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font size="2" face="Arial">Không thể để mãi tình trạng thua thiệt và bất hợp lý như thế, phải thay đổi cách thức, bộ máy quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là đòi hỏi tất yếu, cấp thiết, thành nội dung được bàn thảo nhiều trong thời gian qua. Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2015 cho thấy: tính riêng 781 DNNN đã có tổng giá trị tài sản là 3.105 nghìn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu nhà nước là 1.233 nghìn tỷ đồng. Còn theo Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2014 tổng giá trị tài sản của các DNNN và DN có trên 50% sở hữu nhà nước đạt 5.408, 4 nghìn tỷ đồng. Thực tế cho thấy hiệu quả sử dụng vốn và tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh còn thấp so với các nguồn vốn đầu tư tư nhân và thấp hơn nhiều số với vốn đầu tư nước ngoài. Cũng theo Tổng cục Thống kê, năm 2014, DNNN bao gồm cả DN cổ phần chi phối vốn nhà nước chiếm 32% nguồn vốn kinh doanh, 39% tài sản cố định và đầu tư dài hạn, nhưng chỉ tạo ra 24% doanh thu cả nước, dưới 20% giá trị sản xuất công nghiệp, chiếm tỉ trọng nhỏ trong lĩnh vực thương mại nội địa. Nếu cải thiện được hiệu quả sử dụng vốn và tài sản nhà nước chỉ cần thêm một điểm % thì khối tài sản này đã có thể tạo giá trị tăng thêm khoảng 2,5 tỷ USD, tác dụng rất lớn đổi cân đối vĩ mô. Vì thế mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau về lộ trình, cách thức thực hiện và thiết kế quy định cụ thể, song việc thành lập uỷ ban quản lý tài sản vốn nhà nước được xem là bước đi cần thiết để giải quyết những hạn chế yếu kém đã bộc lộ suốt nhiều năm qua. <o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font size="2" face="Arial">&nbsp;Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đây sẽ là bộ máy chuyên nghiệp, chuyên trách quản lý và giám sát vốn đầu tư và tài sản nhà nước tại DNNN, tách biệt việc thực hiện chức năng chủ sở hữu của nhà nước ra khỏi chức năng quản lý hành chính, hoạch định chính sách, điều tiết và quản lý thị trường của nhà nước đối với DNNN, phá vỡ mối quan hệ thân hữu giữa cơ quan có thẩm quyền phân bổ nguồn lực với DN sử dụng nguồn lực, giảm bớt lợi thế chính sách và đặt DNNN vào lợi thế cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trên bước đường tiến tới kinh tế thị trường đầy đủ hiện đại và hội nhập. Ngân hàng thế giới (WB) cũng cho rằng đây là động thái quan trọng giúp Việt Nam thúc đẩy hiệu quả quản lý tài sản vốn nhà nước. Vấn đề này thực ra cũng đã được Thủ tướng Võ Văn Kiệt đề cập từ cuối năm 1994, được bàn thảo tại Đại hội Đảng khoá 11 và&nbsp; mới đây, Đại hội Đảng khoá 12 đã quyết định tách chức năng chủ sở hữu tài sản vốn của nhà nước và chức năng quản lý quản trị kinh doanh của DNNN; sớm xoá bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của các bộ, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố đối với vốn, tài sản nhà nước tại các DN. Thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN. Tuy nhiên việc thể chế hoá bằng văn bản pháp luật chỉ thực sự được khởi động từ đầu năm 2016 khi Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng một Nghị định về việc này.<o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font size="2" face="Arial">Trước đây cũng đã có các tổ chức làm một phần công việc trên, như cách đây khoảng 20 năm, 1996, Chính phủ cũng đã có quyết định thành lập Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước, đến năm 1999 thì giải thể và thay bằng Cục tài chính DN NN thuộc Bộ Tài chính, hoạt động cho đến nay, năm 2003 thành lập thêm Công ty mua bán nợ (DATC) và năm 2005 thành lập Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại DN (SCIC) nhằm xoá bỏ sự can thiệp của các cấp quản lý hành chính vào hoạt động kinh doanh. Nhưng các cơ quan này hoạt động còn phân tán, thiếu liên kết, thống nhất như một bộ máy quản lý nên không mấy hiệu quả, đặt ra đòi hỏi phải lập một uỷ quản lý vốn nhà nước tại DN. Có điều là liệu&nbsp; tổ chức đó có phải một thứ siêu uỷ ban không với quyền lực quá lớn, khó có thể kiểm soát được, dẫn đến lạm quyền, ảnh hưởng cả đến tái cơ cấu, cổ phần hoá DNNN? Rồi một số bộ cùng muốn và cho rằng bộ mình&nbsp; làm việc quản lý này là hợp lý hơn. Lại cũng có ý kiến cải tổ SCIC hơn là lập một siêu uỷ ban, hoặc lập tổ chức mới nhưng không gọi là uỷ ban vì nó quá mang tính chất nhà nước. Ý kiến còn khác nhau, nhưng theo quan điểm của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), cơ quan được Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chủ trì soạn thảo Nghị định trên, việc thành lập cơ quan này là xu hướng tất yếu, phù hợp với cách thức quản lý hiện đại của thế giới, nhằm hướng tới việc tạo lập ra môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng cho tất cả các DN và cũng làm khoẻ mạnh lên cho chính các DNNN đi liền với cổ phần hoá. Tại hội thảo mới đây nhất về “Cơ quan chuyên trách đại điện chủ sở hữu nhà nước đối với vốn nhà nước tại DN: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam” do WB phối hợp với CIEM tổ chức, ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư đã phát biểu, khẳng định: ở thời điểm hiện tại, quyết tâm chính trị về việc tách chức năng chủ sở hữu tài sản vốn của nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, chức năng quản trị kinh doanh của DNNN đã được thể hiện rất rõ ràng, xuất phát từ thực tiễn hoạt động của DNNN cũng như mong muốn của nhân dân.<o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font size="2" face="Arial">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; <b>Trung Vũ</b></font><span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;, serif; font-size: 13pt;"><o:p></o:p></span></span></p>
anhdt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra