Đang gia tăng M&A doanh nghiệp

Thứ hai, 29/06/2015 10:03
(ThanhtraVietnam) - Theo với cơ chế thị trường, việc các doanh nghiệp sang nhượng cho nhau một phần hay toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh, hoặc cùng nhau ghép chung lại thành một doanh nghiệp lớn hơn, là điều bình thường. Mục đích hợp lý, lành mạnh là để chuyển hướng kinh doanh sản xuất, thay đổi ngành hàng, tích tụ vốn để mở rộng kinh doanh, thậm chí để giải quyết khó khăn với doanh nghiệp đang thua lỗ.
<div>Nhưng sẽ là không bình thường nếu như việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ( M&amp;A) không diễn ra với mục đích như trên, nhất là khi cùng với các thương vụ giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau, lại đang xuất hiện các thương vụ doanh nghiệp nước ngoài đến mua các doanh nghiệp Việt Nam với sự chiếm lĩnh mạnh mẽ, thôn tính các doanh nghiệp trong nước. Chẳng hạn, tập đoàn BJC Thái Lan mua lại hệ thống siêu thị Metro với giá 870 triệu USD. Đây không phải là sự mua bán, sáp nhập minh bạch, hội nhập bình thường vì Metro từng báo lỗ nhiều năm, song lại vẫn mở rộng kinh doanh, chiếm lĩnh nhiều vị trí đắc địa đất vàng tại một số đô thị lớn, rồi đùng một cái bán đi với giá cao. Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng đang làm rõ nhiều điều khuất tất, dấu hiệu gian lận kinh doanh ở Metro. Kết luận về Metro còn đang chờ, nhưng đây là một ví dụ cho thấy việc M&amp;A đôi khi lại là những cách thức trù liệu gian manh từ trước của một số doanh nghiệp, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, lợi dụng những sơ hở trong quản lý kinh doanh của Việt Nam để rồi sẽ thu lời lớn khi sau đó sẽ bán doanh nghiệp đi. Đồng thời, qua việc này, cũng có thể thấy nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang nhảy vào mua doanh nghiệp trong nước. Sau Metro, doanh nghiệp Nguyễn Kim cũng nhượng một tỷ lệ rất cao cổ phần cho doanh nghiệp nước ngoài. Cả Metro và Nguyễn Kim đều là doanh nghiệp bán lẻ, thêm một điều nữa cho thấy là xu hướng M&amp;A các doanh nghiệp bán lẻ đang phát triển.<div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/huyentt/2015_6/metro.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div><br></div><div>Những xu thế mới trong M&amp;A doanh nghiệp, các cơ quan quản lý kinh tế cần thấy sớm để có biện pháp giám sát, bảo vệ kinh doanh trong nước kết hợp vớí thực hiện các hiệp định thương mại &nbsp;hội nhập kinh tế toàn cầu, ổn định thị trường, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, ủng hộ phong trào người Việt mua hàng Việt. Theo cục Quản lý cạnh tranh ( bộ Công Thương ), làn sóng M&amp;A tại Việt Nam ngày một gia tăng mạnh mẽ. Giai đoạn 2009-2011 mới có khoảng 750 thương vụ M&amp;A, với tổng giá trị chưa đến 7 tỷ USD, đến giai đoạn 2012-2014, tổng giá trị các thương vụ loại này đã lên đến hơn 11 tỷ USD. Sau ngành bán lẻ, chiếm tới 36% tổng giá trị M&amp;A doanh nghiệp, là đến các ngành tài chính ngân hàng, năng lượng chiếm tỷ lệ lớn trong giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Trong ngành tài chính ngân hàng, các giao dịch M&amp;A đã và sẽ diễn ra sôi động vì đây là giai đoạn thực hiện tái cơ cấu ngân hàng tín dụng, sáp nhập các ngân hàng nhỏ lẻ để hình thành những ngân hàng có tiềm lực lớn, tới đây xu hướng sáp nhập sẽ tiếp tục song hành với việc mua đi bán lại các cổ phần ngân hàng thương mại trong tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Theo dự định của Ngân hàng nhà nước, đến năm 2017 trên cả nước chỉ còn khoảng 15 đến 17 ngân hàng, thay cho &nbsp;con số 40 ngân hàng hiện nay.<br></div><div><br></div><div>Cùng với việc tan băng, hồi phục thị trường bất động sản, cũng đã diễn ra hàng loạt thương vụ M&amp;A các doanh nghiệp xây dựng kinh doanh nhà đất. Vừa là hệ luỵ của giai đoạn trì trệ, khó khăn, đóng băng của thị trường bất động sản, lại vừa là để hồi phục, phát triển kinh doanh với một số doanh nghiệp này, dựng lập mới với một số nhà đầu tư kia, hàng loạt dự án xây dựng nhà đã chuyển nhượng, việc gom quỹ đất sạch, mua lại hàng tồn kho bất động sản đã được một số doanh nghiệp tiến hành và thành công. Nhân xu hướng M&amp;A, những doanh nghiệp bất động sản đang lặn ngụp trong khó khăn thua lỗ đã bán lại dự án nhằm thoát ra khỏi thị trường. Một số doanh nghiệp khác lại tận dụng cơ hội thị trường bất động sản cải thiện, nhà nước có những chính sách mới, xu hướng M&amp;A đang gia tăng, sẵn vốn, huy động thêm, họ liền mạnh tay đầu tư mua dự án cũ, xin cấp phép dự án mới. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng đã nhảy vào mua các công ty bất động sản Việt Nam, như quỹ đầu tư bất động sản Nhật Bản Japan Asia Việt Nam bỏ ra 54 triệu USD mua lại Maple Tree. Tungshing Group đầu tư 16 triệu USD mua lại 53% vốn điều lệ của Vinaland. EXS Capital mua lại cổ phần của Sơn Kim Land với giá trị 37 triệu USD. Qua đó có thể &nbsp;thấy các doanh nghiệp bất động sản nước ngoài đang rất quan tâm tới thị thị trường bất động sản Việt Nam.&nbsp;</div><div><br></div><div>Việc gia tăng M&amp;A giữa các doanh nghiệp trong nước và với sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài, là điều tất yếu của phát triển kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế thế giới, song tình hình thực tế đang cho thấy bên cạnh diễn biến bình thường, cũng xuất hiện không ít chuyện đa dạng, phức tạp, đòi hỏi phải có sự theo dõi giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Để làm việc này, nhà nước đã ban hành một số quy định, mới nhất là Nghị định 71/2014/ NĐ-CP ban hành ngày 21 tháng 7/2014, thay thế cho Nghị định 120/2005/NĐ-CP, quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, nâng cao mức phạt từ 5% lên 10% &nbsp;tổng doanh thu tài chính của năm tài chính trước đó với những doanh nghiệp vi phạm. Tuỳ từng trường hợp, ngoài phạt tiền, sẽ còn áp dụng thêm hình thức phạt bổ sung, xử lý cụ thể, như bắt buộc chia tách doanh nghiệp đã sáp nhập, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, buộc phải bán tài sản đã mua. Các doanh nghiệp muốn M&amp;A thành công chắc chắn, cần phải thực hiện đúng các quy định của nhà nước và phải thông báo nghiêm túc giao dịch thương vụ với cơ quan quản lý.</div><div><br></div><div style="text-align: right;"><b>Trung Vũ</b></div>
huyentt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra