Dạy nghề phải đi đôi với chỉ việc

Thứ tư, 13/07/2016 09:05
(ThanhtraVietnam) - Hiện nay các trường dạy nghề từ cấp thấp, đến trung cấp, cao đẳng, đại học mở ra rất nhiều, từng đã nhiều năm số lượng người học nghề rất đông, có điều là học xong, rất ít người tìm được việc làm, cho dù nhiều doanh nghiệp, nhà máy vẫn thiếu lao động. Xảy ra nghịch cảnh này là do chất lượng đào tạo nghề của nhiều cơ sở dạy nghề quá kém, lại không phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Vẫn chưa ngã ngũ cuộc tranh giành việc quản lý dạy nghề giữa Bộ Giáo dục- Đào tạo (GDĐT) và Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội (LĐTBXH), còn chờ sự xem xét, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, song những nhận xét của bộ GDĐT, cả sự biện hộ của bộ LĐTBXH, nhất là tình hình thực tế thì đều cho thấy việc dạy nghề đang rất yếu kém, bất cập. Các trường dạy nghề từ cấp thấp, đến trung cấp, cao đẳng, đại học mở ra đến là nhiều, từng đã nhiều năm số lượng người học nghề rất đông, có điều là học xong, rất ít người tìm được việc làm, cho dù nhiều doanh nghiệp, nhà máy vẫn thiếu lao động. Xảy ra nghịch cảnh này là do chất lượng đào tạo nghề của nhiều cơ sở dạy nghề quá kém, lại không phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. Dẫn đến hậu quả tất yếu là&nbsp; người đi học nghề dần cũng chán nản, chẳng hơi đâu tốn thời gian, học phí theo các lớp học nghề, rồi ra trường chạy đôn đáo khắp nơi vẫn không kiếm được việc làm, nên nhiều trường dạy nghề ngày càng khó tuyển sinh, vắng học viên như chợ chiều, một số trường đứng trước nguy cơ đóng cửa. Trong khi đó thì từ các tỉnh, thành phố, đến trung ương đều có quy hoạch, kế hoạch tuyển thêm lao động với số lượng, chất lượng mỗi năm một thêm cao để đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng cường hội nhập kinh tế toàn cầu, nơi nào cũng mở rộng cửa đón nhận các nhà đầu tư nước ngoài với hứa hẹn cung cấp dồi dào lao động cho họ. Đáng tiếc là nhiều trường dạy nghề chưa bắt kịp với những yêu cầu đó, việc mở lớp, chọn nghề để dạy chưa trúng với quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực của từng địa phương, từng ngành nghề, cũng như yêu cầu của doanh nghiệp, thiếu sự liên kết, phối hợp giữa các trường dạy nghề với các doanh nghiệp. Đã thế, nhiều trường dạy nghề cơ sở vật chất lại lạc hậu, không có máy móc để học viên thực hành, chỉ nặng về giảng dạy lý thuyết, nên khi học viên học xong, đi xin việc, thử tay nghề, họ không vận hành nổi, tất bị loại ngay. Quản lý các trường dạy nghề thì nhiều cơ quan, cách thức khác nhau, rất khó có được chung một kết quả đào tạo mà các doanh nghiệp, nhà máy đang cần.<o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Nhìn chung, số đông&nbsp; lao động được đào tạo tại nhiều trường dạy nghề hiện nay đều chưa đáp ứng nhu cầu của các cơ sở tuyển dụng về tay nghề, kỹ năng cao, tác phong công nghiệp. Nhiều nghề rất cần lao động lại ít cơ sở dạy nghề này, người đăng ký theo học những nghề đó cũng ít, trái lại một số nghề không cần tuyển thêm, tuyển nhiều lao động, thì lại nhiều trường dạy nghề đào tạo, cung, cầu không theo được nhau đang diễn ra tại nhiều địa phương mà mỗi nơi sản xuất, kinh doanh, hoạt động công nghiệp lại nơi nhiều nghề này, nơi ít nghề kia. Vốn dĩ mỗi nghề cần một sự thạo nghề ấy, như cha ông ta xưa đã dạy: “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, hay: “một nghề cho chín, hơn chín mười nghề.” Thị trường lao động hiện nay, nhất là tại các đô thị lớn, khu công nghiệp đang rất cần lao động có kinh nghiệm chuyên môn, gia tăng nhu cầu tay nghề cao, thông thạo công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại, kiến thức thương mại, hiểu về thứ hàng mình bán, có đủ trình độ ngoại ngữ để giao tiếp với khách hàng. Nhiều người có nhu cầu học nghề, nhất là lớp trẻ đã nhận thức được điều này, nên đã chú ý chọn trường, chọn ngành để học, dễ hiểu vì sao nhiều trường dạy nghề đang rất khó tuyển sinh, ít học viên, thì các trường công nghệ cao vẫn hấp dẫn thu hút rất nhiều học sinh đăng ký theo học, dù học phí cao hơn các trường dạy nghề khác, cao hơn cả các trường cao đẳng, đại học. <o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Nước ta đang thực hiện nhiều hiệp định thương mại, mở rộng cửa thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, họ vào đông để kinh doanh thương mại, hay xây dựng nhà máy, đều cần tuyển dụng đông lao động. Mặt khác, đây cũng là thời cơ thuận lợi để người lao động nước ta đi làm việc với nhiều ưu đãi tại các nước. Cả hai, yêu cầu, cơ hội thuận lợi đó đều cần một điều kiện là lao động phải qua đào tạo, có tay nghề cao và phù hợp với nơi họ cần. Ngoài những ngành nghề tương đối phổ biến, như cơ khí, dệt may, thì nhiều ngành nghề mới, tiến tiến, như kỹ năng phần mềm, thiết kế đồ hoạ, công nghệ thông tin,…cũng đang được nhiều nhà đầu tư nước ngoài yêu cầu, các trường dạy nghề cần lưu tâm, học viên học nghề nên cân nhắc chọn lựa tuỳ theo sở trường, sở đoản của mình. <o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Nhận ra những thách thức mới và thực tế không còn phù hợp như kể trên, nhiều cơ sở giáo dục nghề đã đổi mới chương trình đào tạo, đầu tư trang thiết bị nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường giáo viên giỏi, phối hợp với các công ty, doanh nghiệp để cùng chọn nghề đào tạo, tuyển học viên. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã đưa ra các giải pháp đột phá, chú trọng gắn kết chặt chẽ giữa dạy nghề và thị trường lao động, kết nối cung, cầu giữa nhà trường và doanh nghiệp. Cùng nhau nâng cao ý thức: dạy nghề phải đi đôi với chỉ việc, tìm việc cho người học việc, không dạy suông lý thuyết, cũng như không cốt thu tiền học phí, rồi để “ sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi”, mà phái có trách nhiệm đến cùng với học viên. Có làm được như vậy thì công tác dạy nghê, hoạt động của các cơ sở dạy nghề mới thiết thực, hiệu quả, sống động trở lại.<o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; </font><i><font face="Arial" size="2">Trung Vũ</font><font face="Times New Roman, serif" style="font-size: 13pt;"><o:p></o:p></font></i></span></p>
hangnt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra