<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%;"><font size="2">Là một đất nước trải mấy nghìn năm chuyên canh nông nghiệp,
nước ta không chỉ giỏi sản xuất đại trà lúa gạo, chăn nuôi gà lợn, mà còn làm
ra nhiều hàng nông sản mang những hương vị thơm ngon rất riêng, ưu điểm đặc
trưng của từng làng xã, vùng miền nhờ chất đất, vị nước và kinh nghiệm chọn
lựa, bảo tồn các giá trị quý hiếm. Đã thành tên gọi lưu truyền, đi vào ca dao,
thơ văn, như gà Tò, lợn Tó, húng Láng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm
Sét, hoặc bưởi Đoan Hùng, Phúc Trạch, chè Thái Nguyên, chè Lâm Đồng,… Nhưng nhiều đời cũ những nông sản đặc biệt đó
chỉ bán ở chợ làng, chợ tổng, cách thức làm ăn kiểu tiểu nông chưa có ý thức
thương mại nên chưa nghĩ tới và cũng chưa
có điều kiện đem đặc sản nông nghiệp đi bán xa, xuất khẩu sang các nước thì lại
càng chưa mấy ai nghĩ tới, do những hạn chế về hiểu biết, khó khăn phương tin
giao thông, dân còn nghèo nên sức mua còn ít. Đặc sản nông nghiệp chỉ có điều
kiện, mở rộng được khả năng tiêu thụ kể từ khi nước ta đi vào công cuộc đổi
mới, có cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế toàn cầu. Theo khảo sát của viện
Nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>, nước ta có trên 750 các mặt
hàng đặc sản. Nhưng đáng tiếc là nhiều đặc sản nổi tiếng lại chưa tiếp cận được
phương thức và các kênh phân phối hiện đại để đến với thị trường rộng rãi trong
nước và xuất khẩu, do sự hạn chế về vốn, quy mô sản xuất kinh doanh, trình độ
yếu kém trong quản trị và nghiệp vụ xúc tiến thương mại của các cơ sở sản xuất,
kinh doanh.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%;"><font size="2">Chẳng hạn
tỉnh Yên Bái có nhiều thứ đặc sản nổi tiếng như quế, chè, sơn tra, hồng không
hạt, song tiêu thụ khó, chỉ bán được rất ít và loanh quanh trong tỉnh. Việc xây
dựng thương hiệu cho chúng tuy đã được tỉnh quan tâm chỉ đạo, song việc giới
thiệu quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng còn hạn chế, giá bán thấp nên ít
lãi, nông dân ngại trồng, ít chăm bón, giá trị đặc sản chỉ có giảm đi chứ không
tăng thêm, càng kém hấp dẫn người mua. Hay ở Tuyên Quang, cam, bưởi, chè đều
nổi tiếng ngon, hương vị rất riêng, nhưng vẫn cứ khó bán, rất khó kết nối giữa
bà con nông dân trồng ra chúng với các
doanh nghiệp phân phối, nông dân phải tự liên kết tự quảng bá cho đặc
sản của mình nên kết quả chẳng bao lăm. Nhìn chung, rất ít đặc sản địa phương
được bảo hộ nhãn hiệu, các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa chú trọng khâu phát
triển sản phẩm, khiến sức cạnh tranh thấp, tiêu thụ khó khăn, một số đặc sản
quý hiếm đang mai một. Muốn bán được nhiều đặc sản thì phải tìm tòi nhiều kênh
tiêu thụ nội, ngoại, tận dụng mọi mối kết nối với các ngành nghề, ví như kết
nối với ngành du lịch. Nhiều nước, các đoàn du lịch được hướng đến các vùng có
đặc sản nông nghiệp để họ vừa mua hàng, xem như là ta xuất khẩu đặc sản tại
chố, vừa về quảng bá giới thiệu rộng rãi ở nước họ. Gần đây ở ta cũng đã có
hoạt động du lịch nông nghiệp, du lịch
ngành nghề, song còn ít, chưa thực sự kết nối với các ngành nông nghiệp và
thương mại. Để du khách biết đến đặc sản, các cơ sở làm ra sản phẩm đặc sản cần
đáp ứng yêu cầu sở thích của khách hàng, tạo sự khác biệt hấp dẫn, qua đó tạo chỗ
đứng trên thị trường.</font></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%;"><font size="2"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://thanhtravietnam.vn/Portals/0/NEWS_IMAGES/nganpk/2015_12/khonghat2.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Hồng không hạt Lục Yên</div></font></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small; line-height: 115%;">Các đặc
sản của ta đều do nông dân và một ít doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất, kinh
doanh nhỏ lẻ thủ công, nhiều thứ quý hiếm đang xuất khẩu phí phạm, như chè Shan
tuyết Mộc Châu, đã được cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền về chỉ
dẫn địa lý từ năm 2010, nhưng đến nay 90% khối lượng sản phẩm vẫn được xuất
khẩu dưới dạng đóng bao to không ghi nhãn mác. Thế mà sản lượng đâu có ít,
huyện Mộc Châu có 1500 ha chè Shan tuyết, sao chế đạt 3550 tấn/năm, tiêu thụ
trong nước khoảng 280 – 300 tấn/năm, xuất khẩu 3250/ năm, song chưa khai thác
hiệu quả chỉ dẫn địa lý, xuất khẩu không nhãn mác chủ yếu là vào thị trường
Pakistan và Afghanistan, họ mua về đấu trộn, chế biến thêm và chuyển thành một
thương hiệu chè rất nổi tiếng của họ rồi đem bán ra thế giới với giá cao. Chẳng
cứ gì chè Mộc Châu mà ngành chè nói chung của ta đều thế, chúng ta không có
cánh đồng mẫu lớn để chuyên trồng chè, mà manh mún, xen kẽ vườn chè với các
vườn cây khác nên ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật, khó xuất khẩu, sụt giảm ở
nhiều thị trường, khiến lượng chè tồn kho tăng cao, nhiều doanh nghiệp chế biến
chè đang phải tạm ngừng hoạt động, hoặc hoạt động cầm chừng. Để cứu ngành chè
thì phải chống chè bẩn, chè độc hại từ dư lượng hoá chất, nông dân và các doanh
nghiệp phải liên kết mới đủ sức cạnh tranh, hình thành các liên minh sản xuất
chè bền vững định hướng sản xuất các nhóm sản phẩm theo thị trường.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%;"><font size="2">Từ sự điểm
qua tình hình sản xuất, kinh đoanh của một số ngành hàng đặc sản nông nghiệp
chính yếu như trên, các chuyên gia trong, ngoài nước nêu ý kiến: có đặc sản là
quý, song phải biết khai thác ưu thế sản phẩm bằng cách nhanh chóng khắc phục
những yếu kém, đẩy mạnh xây dựng những thương hiệu có sức cạnh tranh cao trong
thị trường nội địa và quốc tế, nhất là đang khi mở rộng hội nhập hiện nay. Cần
chú trọng nhiều đến sự ưu tiên chọn lựa trong sản xuất và xuất khẩu thứ đặc sản
đang đắt hàng và đạt giá cao, chẳng hạn gạo thơm hơn hẳn gạo thường. Cũng cần
đẩy mạnh xúc tiến thương mại, doanh nghiệp chủ động, nhà nước chỉ đạo, hỗ trợ,
các chương trình truyền hình, báo chí giúp quảng bá các thương hiệu đặc sản
vùng miền, chính quyền các cấp giúp nông dân, doanh nghiệp tổ chức chợ đặc sản,
nhiều ngành nghề cùng nhau kết nối hình thành hệ thông cung ứng hàng hoá đặc
sản nông nghiệp. Một điều không được quên là phải luôn đảm bảo tuyệt đối vệ
sinh an toàn thực phẩm và phải thành lập Uỷ ban giám sát chất lượng và nguồn
gốc, đóng dấu kiểm định đặc sản.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span style="line-height: 115%;"><font size="2">
<b>TRUNG VŨ</b></font></span></p>