Để thế giới rộng biết thương hiệu Việt

Thứ tư, 19/08/2015 09:38
(ThanhtraVietnam) - Bây giờ hễ cứ bật ti vi, hay đọc báo, nghe đài phát thanh là mọi người bắt gặp ngay sự giới thiệu những thương hiệu hàng hoá, trong đó có nhiều thứ hàng do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. Các cuộc hội thảo về xây dựng, củng cố, phát triển thương hiệu của Việt Nam cũng liên tục được tổ chức. Vấn đề thương hiệu Việt đã đang và sẽ còn là mối quan tâm thường xuyên của các bộ ngành, cơ quan quản lý kinh tế, hỗ trợ thương mại, cũng như là mong muốn của số đông doanh nghiệp giới thiệu hàng hoá với khách hàng trong, ngoài nước.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Thương hiệu còn là thứ người tiêu dùng tìm biết để chọn mua thứ hàng mình cần, mình thích. Có thể nói càng ngày thương hiệu hàng hoá càng được đặc biệt chú ý cả từ phía người bán lẫn người mua. Tuy sự giới thiệu những sản vật quý của mỗi vùng trên đất nước ta thì đã có từ rất lâu, với những lời ca dân gian điểm danh: húng Láng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét,…Hay được thơ Tố Hữu ngợi ca:&nbsp; Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng, Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông,...” Có điều là sự giới thiệu hàng hoá trước đây chỉ mới điểm danh một ít sản vật cuả vùng này vùng nọ nhằm khẳng định, ngợi ca hơn là vì mục đích thương mại. Phải đến khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, việc giới thiệu sản vật của các vùng miền mới đi liền với giới thiệu hàng hoá làm ra của các nhà máy, hai từ thương hiệu mới hay được nhắc đến với bao nhiêu là bỡ ngỡ, ngơ ngác và lãnh đủ thua thiệt khi vận dụng trong thực tế sản xuất và thương mại. Nhiều mặt hàng làm ra nhưng chưa có thương hiệu, một số mặt hàng, sản vật giá trị lại bị doanh nghiệp nước ngoài chiếm đoạt mất thương hiệu, trong nước thì tranh giành nhau người đặt sau đánh cắp thương hiệu người đặt trước đang bán chạy hàng, dẫn đến kiện trong nước, kiện nước ngoài, có những thương hiệu tốn tiền, tốn công đi kiện và đã đòi lại được, song cũng có những thương hiệu đành để mất. Bài học vỡ lòng cay đắng về thương hiệu đã đủ để các doanh nghiệp nước ta vỡ vạc dần ra việc cần phải đăng ký thương hiệu cả ở trong nước lẫn trên thế giới. Phải học luật về việc đăng ký và kiện tụng về thương hiệu khi cần thiết. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Sau vài, ba mươi năm theo kinh tế thị trường, việc xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu đã có sự trưởng thành nhất định, song vẫn còn nhiều sự yếu kém, không ít sản vật, hàng hoá của ta đem xuất khẩu dưới dạng vô danh, các nước mua về đặt thương hiệu của họ rồi bán với giá cao gấp mấy lần giá mua, doanh nghiệp ta thua thiệt lớn, mất cả tiếng tăm và giá trị hàng hoá. Sự thua thiệt do không có thương hiệu không chỉ đến với các doanh nghiệp, mà còn đến với nền kinh tế chung của đất nước. Chẳng hạn, nhiều hàng nông sản của Việt Nam như gạo, cà phê, hồ tiêu,…xuất khẩu đứng vào hàng nhất nhì thế giới, nhưng lại thiếu thương hiệu cụ thể cho mỗi thứ hàng đó để thế giới biết đến và trở thành đại diện cho thương hiệu quốc gia, nên kém cỏi cạnh tranh về giá bán cũng như thua thiệt kim ngạch thu về. Việc kém cỏi, ít ỏi trong xây dựng thương hiệu hàng hoá của các doanh nghiệp, sản vật vùng, miền đã đem lại hậu quả chung là thương hiệu hàng hoá có xuất xứ Việt Nam còn quá mờ nhạt và giá trị thấp. Một hãng tư vấn nước ngoài khá uy tín là Brand Finance mới đây đã định giá &nbsp;thương hiệu quốc gia của kinh tế Việt Nam năm 2014 khoảng 172 tỷ USD, chỉ cao hơn một chút so với thương hiệu doanh nghiệp được đánh giá lớn nhất thế giới là Apple với 170 tỷ USD. So với các nền kinh tế được khảo sát,xếp hạng thương hiệu, thương hiệu chung của kinh&nbsp; tế Việt Nam đứng thứ 42 trong tổng số 100 nước trên thế giới, đứng thứ 15 tại châu Á, đứng thứ 6 trong tổng số 8 nước tại khu vực Đông Nam Á, có nghĩa là chỉ đứng trước Campuchia và Brunei. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Thực tế luôn cho thấy trong hội nhập, sự yếu kém về thương hiệu sẽ gây khó cho cạnh tranh với các quốc gia xung quanh vì thương hiệu của họ mạnh hơn. Nhiều hàng xuất khẩu mạnh của Việt Nam như nông sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, tuy kim ngạch đem về cũng lớn, song phần lớn chỉ là xuất thô hoặc làm gia công, chưa có thương hiệu xuất khẩu mang đích danh thương hiệu Việt Nam. Việc ta xuất khẩu nhiều thứ bị phụ thuộc vào nhà điều hành phân phối của nước ngoài đã khiến cho lợi nhuận sinh ra từ các sản phẩm của Việt Nam đã thuộc về họ, thua thiệt lớn cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Tiếc thay các doanh nghiệp Việt Nam đã ít chú ý đến việc đầu tư xây dựng thương hiệu để vượt lên khỏi sự thua thiệt đó, mà vẫn đi theo lối mòn là tập trung đầu tư cho tài sản cố định. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Đã đến lúc phải&nbsp; cảnh tỉnh, giác ra điều ngộ đó, cùng nhau xây dựng, nâng cao thương hiệu Việt, các doanh nghiệp vừa phải lo xây dựng phát triển thương hiệu cho mình, vừa phải tạo tinh thần tập thể để xây dựng thương hiệu quốc gia, thu hút được sự tham gia của các thương hiệu tập thể gắn với các chỉ dẫn địa lý mang đặc trưng cho các đặc sản của Việt Nam. Trên cơ sở đó tham gia vào cuộc chơi với toàn cầu bằng sự khẳng định uy tín, vị thế doanh nghiệp của mình, đưa ra những cam kết để tồn tại bền vững. Trước mắt, phải phát triển mạnh thương hiệu hàng xuất khẩu, tập trung cho những mặt hàng nhiều lợi nhuận, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người nước ngoài, trên cơ sở đó xây dựng sản phẩm có thương hiệu Việt Nam. Về lâu dài, theo nhiều chuyên gia kinh tế, cần xác định tầm nhìn cụ thể, định hướng chiến lược cho 10- 20 năm tới, đề ra mục tiêu tạo dụng thương hiệu Việt gắn với hình ảnh Việt Nam thân thiện, năng động, có khả năng hội nhập sâu rộng hơn và để thương hiệu trở thành thứ tài sản có thể định được giá . <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><b><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;Trung Vũ<o:p></o:p></span></b></p>
hangnt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra