Đi chợ ASEAN ngay tại nước mình

Thứ hai, 04/01/2016 00:20
(ThanhtraVietNam) - Trong hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 tại Malaysia, lãnh đạo mười nước thành viên ASEAN đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur chính thức thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN từ ngày 31 tháng 12 năm 2015.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%;"><font size="2">Là tuần chuyển tiếp giữa năm 2015 với năm 2016, tuần này có nhiều sự kiện chính trị, kinh tế xã hội lớn, như chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, chính thức thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC ),…Đây cũng là thời điểm dân ta thích mua sắm hàng tết. Cùng với mua hàng nội, nhiều người còn thích mua một số thứ hàng ngoại mà họ quen quan niệm là chất lượng và bắt mắt hơn. Song hàng ngoại bán trên thị trường nước ta lâu nay thường đắt, do hàng ngoại nhập phải chịu thuế cao, nên nhiều người phải kết hợp với đi du lịch sang mua hàng tại Thái Lan hay <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Singapore</st1:country-region></st1:place> cho rẻ. Nhưng kể từ năm 2016 trở đi, cơ may đã mở cho những người thích mua hàng ngoại vì có thể đi chợ ASEAN ngay tại nước mình. Trong hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 tại Malaysia, lãnh đạo mười nước thành viên ASEAN đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur chính thức thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN từ ngày 31 tháng 12 năm 2015. Cộng đồng này, là thị trường chung của các nước ASEAN, sẽ tạo nên những chuyển động kinh tế lớn cho mỗi nước, theo đó Việt Nam sẽ tăng thêm khối lượng trao đổi thương mại với các nước trong khu vực, nhưng sẽ cắt giảm thuế quan với mức cao nhất, hơn cả TPP và các FTA khác, nghĩa là sẽ nhanh chóng về 0%. Như thế cũng có nghĩa là hàng hoá của các nước ASEAN sẽ ồ ạt đổ vào Việt Nam với giá rẻ vì được miễn thuế, thật là dễ dàng, thuận lợi cho người tiêu dùng Việt Nam theo đúng cả hai nghĩa, thuận tiện và lợi ích, vì tiền phải bỏ ra ít hơn nhưng vẫn mua được những thứ hàng ngoại mình vốn thích mua. <o:p></o:p></font></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%;"><font size="2"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/nganpk/2016_1/20112015_6h27_unnamed10.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%;"><font size="2">Nhưng với AEC, nhiều người tiêu dùng nước ta lấy làm mừng, thì các doanh nghiệp lại mừng đấy mà lo cũng đấy. AEC mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội để đầu tư và thị trường rộng mở, dễ dàng thuận lợi hơn cho xuất khẩu, nhất là thuế quan sẽ về 0%, song lại cũng đem đến nhiều đối thủ cạnh tranh đáng gờm hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam nếu không sung sức kinh doanh xứng tầm, tất sẽ khó đem chuông đi đấm nước người đã vậy, mà còn sẽ thua ngay trên sân nhà. Thế nhưng số đông các doanh nghiệp Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place> đều ở diện yếu kém so với các yêu cầu cao của kinh doanh theo AEC. Các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra những điểm hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam, như: năng suất lao động còn thấp do phần lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, manh mún, mang nặng tính gia đình, liên kết lỏng lẻo và không chính thức, tự cản trở việc tăng năng suất thông qua tính hiệu quả và chuyên môn hoá. Có đến 96% doanh nghiệp khu vực tư nhân nhỏ và siêu nhỏ, chỉ 4% thuộc doanh nghiệp lớn và vừa. Bên cạnh đó là 4,6 triệu hộ kinh doanh cá thể hoạt động dưới dạng phi chính thức hoặc bán chính thức. Mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thấp. Các doanh nghiệp Việt Nam đã ít nhiều thành công trong liên kết xuôi với những thành tựu xuất khẩu ban đầu ấn tượng, nhưng lại chưa thành công trong liên kết ngược, thiếu bền vững vì tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp nước ngoài đang tăng lên. Đa số doanh nghiệp Việt Nam nhìn nhận AEC như cơ hội tiếp cận thị trường, gia tăng xuất khẩu, nhưng đáng tiếc là tỉ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường ASEAN còn rất thấp so với EU và các thị trường khác, do doanh nghiệp Việt Nam lâu nay chưa chủ động trong việc nắm bắt thông tin, kém dự đoán sự dịch chuyển của các chuỗi giá trị trong khu vực.</font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%;"><font size="2">Khó khăn thách thức thì nhiều như thế, tuy nhiên việc thực hiện AEC còn&nbsp; theo lộ trình, lúc này mới là tuyên bố hình thành, khỏi đầu xây dựng, nên vẫn còn có thời gian cho các doanh nghiệp Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place> từng bước tiến theo. Vấn đề là phải chuẩn bị tích cực hơn, từng doanh nghiệp phải có giải pháp chủ động đổi mới về quản trị, xây dựng một tầm nhìn kinh doanh chiến lược, liên kết theo chuỗi giá trị và trong các hiệp hội doanh nghiệp. Cần đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, tham gia các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong khu vực ASEAN. Phải ý thức được rằng, AEC còn là cơ hội, lợi thế kinh doanh cho những doanh nghiệp biết tham gia thị trường rộng mở, miễn giảm thuế quan, lợi thế cạnh tranh sẽ nghiêng về những ai biết đầu tư&nbsp; bài bản, có tư duy đột phá và hướng tới sự phát triển bền vững. AEC là một bước tiến mới và quan trọng trong tiến trình hợp tác kinh tế của cộng đồng ASEAN, lợi thế lớn cho các doanh nghiệp vì được hưởng chung một môi trường kinh tế thương mại bình đẳng và các nước thành viên đều mở rộng cửa. Cũng theo các chuyên gia kinh tế, AEC còn là cơ hội lớn để Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place> thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Vậy nên, nếu không tận dụng được cơ hội này thì 5 đến 7 năm nữa khi Thái Lan, Philipines tham gia TPP và EU đàm phán FTA với ASEAN, Việt Nam sẽ hoàn toàn mất cơ hội. Đã đến lúc Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place> phải nghiên cứu chuyển sang cách chơi mới, thế cờ khác với đối phương thì mới có thể thắng được trên sân chơi hội nhập. Nhà nước với vai trò chỉ đạo, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cần tạo ra môi trường cạnh tranh hội nhập, hành lang pháp lý thông thoáng và phù hợp, có chính sách tiền tệ giúp doanh nghiệp không quá khó trong tạo vốn, luôn bảo vệ những doanh nghiệp kinh doanh chân chính. Còn người tiêu dùng trong sự thuận lợi đi chợ ASEAN ngay tại nước mình thì cũng nên mở rộng tầm nghĩ, là kể từ đây thị trường nước ta, về phương diện bán mua hàng hoá mà nói, vừa là chợ Việt Nam, lại cũng vừa là chợ ASEAN, do thế mua hàng của các nhà sản xuất trong nước cũng xem như là đi chợ ASEAN vậy. Đồng thời vẫn tiếp tục hưởng ứng được cuộc vận động “ Người Việt <st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region> ưu tiên dùng hàng Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place>”. Tất nhiên không quên lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam là phải cải tiến sản xuất, đổi mới kinh doanh, đem đến chợ ASEAN những thứ hàng vừa rẻ giá bán vừa chất lượng cao, nếu không, chắng cứ gì khách nước ngoài ngoảnh mặt, quay lưng, mà người tiêu dùng trong nước cũng ngại ngần... <o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span style="font-size: small; line-height: 115%;">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;</span><span style="font-size: small; line-height: 115%;">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<b>&nbsp;&nbsp;</b></span><b><span style="font-size: small; line-height: 115%;">Trung Vũ</span><span style="font-size: small; line-height: 115%;">&nbsp; &nbsp;&nbsp;</span></b></p>
hangnt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra