<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font size="2" face="Arial">Doanh
nghiệp nhà nước ( DNNN) từng đã nhiều năm đóng góp cho kinh tế, xã hội của đất
nước, nhưng cùng với thành tựu, đã đồng thời diễn ra và ngày càng gia tăng
nhiều sự lạc hậu, cũ kỹ, sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả, không ít DNNN thua
lỗ lớn, để xảy ra lãng phí, tham ô, thất thoát không nhỏ tiền ngân sách nhà
nước, nên cần phải xem xét lại việc quản lý, chấn chỉnh tổ chức và hoạt động.
Vừa khi công cuộc đổi mới được Đảng phát động, Nhà nước tiến hành, cơ chế thị
trường thay cho cơ chế bao cấp, với nhiều thành phần kinh tế, bình đẳng và cạnh
tranh với DNNN. Tình thế mới ấy càng đòi hỏi phải tạo sự thay đổi căn bản đối
với DNNN, nếu không sẽ khó tồn tại, hoặc càng duy trì hoạt động, nhiều DNNN
càng gây thiệt hại lớn công quỹ đất nước, làm khó khăn nghèo túng đời sống công
nhân. Vì vậy phải có sự thay đổi từ phía quản lý là nhà nước, chỉ giữ lại những
DNNN cần và sản xuất kinh doanh hiệu quả. Còn thì phải cổ phần hoá (CPH) nhiều
DNNN, với các thành phần mới tham gia góp vốn, đồng hành quản trị, kinh doanh,
là tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài. Hiểu theo nghĩa đầy đủ là phải tái cơ cấu
và CPH DNNN dù vẫn khẳng định vai trò kinh tế nhà nước, song cũng xem như việc
làm này là một cách để khẳng định.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font size="2" face="Arial">Có
điều là dẫu biết như thế, đã có chủ trương rõ ràng, kế hoạch cụ thể, định tỷ lệ
CPH khá cao, song quá trình thực hiện thì lại chậm chạp, ì ạch, định CPH mỗi
năm hàng trăm DNNN, nhưng thực hiện chỉ là con số chục, chậm nhất là hai năm
2011 và 2012, mỗi năm chỉ CPH được hơn mười doanh nghiệp. Đây cũng chính là lý
do vài năm cuối cùng của nhiệm kỳ trước, chính phủ đã lên kế hoạch đẩy mạnh CPH
các DNNN, xác định là nhiệm vụ to lớn và quyết tâm thực hiện cao, đặt ra mục
tiêu mỗi năm cổ phần hoá 216 doanh nghiệp. Nhưng theo Uỷ ban kinh tế của Quốc
hội, tiến độ thực hiện CPH DNNN vẫn đang rất chậm, 6 tháng đầu năm 2016 chỉ có
38 doanh nghiệp và 2 đơn vị sự nghiệp công lập được CPH. Còn theo bộ Kế hoạch
và Đầu tư, cho đến hết tháng 06 năm 2016, số DNNN đã CPH được chỉ bằng 71% cùng
kỳ năm 2015. Để đẩy mạnh CPH, bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập ban chỉ đạo
CPH của 63 doanh nghiệp, đang xác định giá trị của 77 doanh nghiệp, đã công bố
giá trị của 28 doanh nghiệp, trên cơ sở xác định này mà tiến hành CPH. <o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font size="2" face="Arial">Bộ
Tài chính cũng đánh giá: tiến độ CPH và thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các
DNNN trong 7 tháng đầu năm vẫn chưa đạt kỳ vọng, đến 20 tháng 7 mới có 43 doanh
nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH, trong đó có 6 tổng công
ty, tổng giá trị thực tế của 43 doanh nghiệp trên là 29. 907 tỷ đồng, phần vốn
nhà nước là 22.240 tỷ đồng. Theo phương án CPH được phê duyệt, vốn điều lệ của
43 đơn vị là 21.680 tỷ đồng, nhà nước nắm giữ 10. 332 tỷ đồng, bán cho nhà đầu
tư chiến lược 7.114 tỷ đồng, bán cho người lao động 267 tỷ đồng, tổ chức công đoàn
2,1 tỷ đồng, số lượng cổ phần bán đấu giá công khai là 3.954 tỷ đồng. Về thoái vốn, 7 tháng đầu năm các đơn vị đã
thoái được 2.870 tỷ đồng, thu về 5.632 tỷ đồng. Theo bộ Tài chính, CPH và thoái
vốn chậm là do phải tiếp tục thực hiện CPH và thoái vốn tại những đơn vị chưa
hoàn thành hai việc này theo kế hoạch giai đoạn 2011- 2015. Ngoài ra còn do đối
tượng sắp xếp CPH hiện nay hầu hết là các doanh nghiệp có quy mô lớn, phạm vi
hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề, tài chính phức tạp, nên cần có nhiều thời
gian chuẩn bị xử lý. Việc CPH, tái cơ cấu đối với các doanh nghiệp có quy mô
vốn lớn cần có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và
năng lực quản trị đầu tư tốt, nên cần nhiều thời gian để tìm hiểu mời gọi. Trên
cơ sở các tiêu chí phân loại mới ban hành, các bộ ngành, địa phương, tập đoàn
kinh tế, tổng công ty nhà nước, sẽ tập trung trí tuệ, công sức xây dựng, trình
Thủ tướng phê duyệt phương án sắp xếp đổi mới DNNN và các đơn vị sự nghiệp công
giai đoạn 2016 2020 để triển khai. Tiếp tục thoái vốn đầu tư ngoài ngành vốn
nhà nước ở doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ theo tiêu chí phân loại
DNNN và theo lộ trình hợp lý đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất. Với những
trường hợp đầu tư ngoài ngành đang thua lỗ nặng, cần thoái vốn nhanh để cắt lỗ trong sự xem xét quyết định
của cấp thẩm quyền. Sẽ đẩy mạnh việc tái cơ cấu và nâng cao chất lượng quản trị
và hiệu quả hoạt động của DNNN, hoàn thiện các quy chế, quy định về quản lý sử
dụng vốn nhà nước, kiện toàn bộ máy, tăng cường giám sát, thanh tra hiệu quả.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font size="2" face="Arial">Báo
cáo trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thẳng thắn nhìn nhận việc tái
cơ cấu, CPH, thoái vốn đầu tư ngoài ngành của DNNN chưa đạt kế hoạch. Để chấm
dứt sự ì ạch, chậm trễ, Chính phủ đang xây dựng kế hoạch tổng thể tái cơ cấu
cho DNNN giai đoạn 2016 – 2020, tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng tỷ
lệ vốn bán ra, sử dụng một phần số tiền thu được cho đầu tư phát triển, thực
hiện nghiêm lộ trình CPH DNNN, xác định trách nhiệm của người đứng đầu DNNN với
việc CPH và thoái vốn đầu tư ngoài ngành, trên cơ sở bảo đảm lợi ích của nhà
nước, công khai minh bạch, chống thất thoát vốn và tài sản công, nhất là xác
định giá trị quyền sử dụng đất khi định giá doanh nghiệp, tăng cường quản lý
đầu tư của DNNN, sớm thành lập cơ quan quản lý vốn và tài sản của nhà nước tại
DN, cổ phần hoá các đơn vị sự nghiệp công
lập đủ điều kiện.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font size="2" face="Arial"> <i>
Trung Vũ</i></font><span style="font-family: "Times New Roman", serif; font-size: 13pt;"><o:p></o:p></span></span></p>