<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%; font-family: Arial, sans-serif;"><font size="2">Bởi
vì nếu không tạo một sự đột phá mới, nền nông nghiệp nước ta sau những kết quả
đáng ghi nhận của mấy chục năm đổi mới, giờ xem như đã chững lại, hết khả năng
vươn thêm. Trong khi sự phát triển kinh tế chung của đất nước và mở rộng hội
nhập kinh tế toàn cầu đòi hỏi nông nghiệp phải làm ra nhiều hơn nữa nông sản là
hàng hoá chất lượng cao, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường trong, ngoài
nước. Điều đòi hỏi này nếu không có thêm sự hoạt động, liên kết của các doanh
nghiệp, chỉ riêng các hộ nông dân thuần chất không thôi, thì không thể nào đáp
ứng nổi. Chính vì vậy bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành kế hoạch
hành động thực hiện Nghị quyết 19/2016/NQ-CP và Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP về
hỗ trợ doanh nghiệp đến năm 2020 của Chính phủ, theo định hướng phát triển là
xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, phấn đấu mỗi năm
tăng thêm khoảng 10% số lượng doanh nghiệp nông nghiệp. Nhìn lại sự hoạt động
cùng kết quả sản xuất của ngành nông nghiệp thời gian qua thì cũng đã thấy rõ
vai trò của các doanh nghiệp với những gì mà họ đem đến cho nông dân, như: công
nghệ đã đóng góp 35% tăng trưởng của ngành, cơ khí hoá chiếm 90% khâu làm đất,
15% khâu gieo cấy, 10% khâu trừ cỏ, 75% khâu tưới nước, 60% khâu thu hoạch.
Công nghệ sau thu hoạch đã có nhiều máy móc hiện đại, công nghệ đánh bóng gạo
máy đóng gói hút chân không, nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu. <o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%; font-family: Arial, sans-serif;"><font size="2">Tuy
nhiên trong bối cảnh mới, nông nghiệp cần có những chiến lược đổi mới và phát
triển công nghệ phù hợp, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi nền nông nghiệp từ phát
triển chiều rộng sang chiều sâu, hướng đến một nền nông nghiệp sản xuất theo chuỗi
hàng hoá có giá trị gia tăng cao hơn nữa, nên càng cần có thêm nhiều doanh
nghiệp tham gia. Sự tăng thêm và hoạt động tốt của các doanh nghiệp ở nông thôn
còn giải quyết công ăn việc làm tại làng quê cho người lao động, níu chân nông
dân ở lại với nông nghiệp, gợi mở cho một số trong họ cũng khởi nghiệp kinh
doanh mặt hàng nông sản. Thực tế là đã có một số mô hình khởi nghiệp kinh doanh
nông nghiệp thành công ở nông thôn, giàu
lên trên chính quê hương mình, một số doanh nghiệp lớn đã tìm về nông thôn để
đầu tư mở nhà máy, cửa hàng. Đang có sự tích hợp công - nông nghiệp hiện đại,
thực hiện các chuỗi giá trị mới trong nông nghiệp mà doanh nghiệp là hạt nhân,
doanh nhân có vai trò dẫn dắt. Song chưa có thể bằng lòng với việc liên kết sản
xuất nông nghiệp, chế biến tiêu thụ nông thuỷ sản giữa doanh nghiệp với nông
dân còn lỏng lẻo, yếu ớt, khiến giá trị lợi nhuận đôi bên đều chưa cao. Điều
đáng phải suy nghĩ nhất là hiện nay số doanh nghiệp nông nghiệp vừa ít về số
lượng, vừa nhỏ và siêu nhỏ về khả năng tài chính, kinh doanh: có tới trên 90%
số doanh nghiệp hoạt động trong nông nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng, 6% có vốn
từ 10- 50 tỷ đồng và chỉ có 1% có vốn trên 200 tỷ đồng, nên hầu hết các doanh
nghiệp đều khó khăn trong việc mở rộng sản xuất. Toàn ngành nông nghiệp mới có
khoảng 3.500 doanh nghiệp hoạt động, chỉ bằng 1% tổng số doanh nghiệp cả nước,
đa số là nhỏ bé, cạnh tranh yếu, khó tiếp cận vay vốn ngân hàng bởi phương án
kinh doanh chưa khả thi, khả năng tài chính chưa đủ điều kiện thế chấp và tín
chấp, quá yếu trong tiếp cận thị trường quốc tế, thiếu thông tin, kém hiểu biết
quy định thương mại quốc tế. Ngành nông nghiệp đóng góp tới gần 20% GDP mà số
lượng doanh nghiệp ít như vậy là điều khó chấp nhận, mặt khác, nếu có thêm
nhiều, nhất là các doanh nghiệp trường vốn, nhiều tài kinh doanh đầu tư vào
kinh doanh nông nghiệp, chắc đóng góp của nông nghiệp vào GDP sẽ lớn hơn nhiều.
<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%; font-family: Arial, sans-serif;"><font size="2">Không
thể cứ mãi là dựa vào các hộ gia đình, mà phải có sự hiện diện nhiều lên của
doanh nghiệp, xem đây là tạo đột phá giai đoạn mới cho nông nghiệp Việt Nam,
như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khuyến cáo, phải là 10 đến
20% tổng số doanh nghiệp cả nước, hoạt động kinh doanh nông nghiệp. Được biết,
bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ điều chỉnh chiến lược kinh doanh nông
nghiệp phù hợp với thị trường, tăng cường hợp tác mở rộng liên kết giữa các
doanh nghiệp, các hiệp hội chuyên ngành và nông dân. Bộ cũng sẽ hỗ trợ mở rộng
cửa thị trường nông lâm thuỷ sản trong, ngoài nước, cải cách thủ tục hành
chính, tạo mọi thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh nông nghiệp.
Còn các doanh nghiệp nông nghiệp thì kiến nghị nhà nước cần có chính sách và sự
hỗ trợ riêng cho kinh doanh nông nghiệp vì đây là lĩnh vực kinh doanh phụ thuộc
nhiều vào thời tiết vốn hay bất thường, dễ bị thua lỗ nặng vì thiên tai và sự
thành bại trong kinh doanh ảnh hưởng tới hàng chục nghìn hộ nông dân cung cấp
nguyên liệu đầu vào.</font></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%; font-family: Arial, sans-serif;"><font size="2">
</font><i><font size="2">Trung Vũ</font><span style="font-size: 12pt;"><o:p></o:p></span></i></span></p>