<p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height:
120%"><span style="line-height: 120%;" lang="EN-US"><font face="Arial" size="2">Nên dẫu có nâng cấp từ Thông tư lên Nghị định thì
cũng khó áp dụng vì không thiết thực, cũng như khó khăn cho môi trường kinh
doanh. Nhiều ví dụ đã được các chuyên gia kinh tế, đại diện giới kinh doanh đưa ra trong các cuộc
hội thảo gần đây cho thấy không ít quy định cũ về điều kiện kinh doanh với
ngành này, ngành khác vẫn giữ nguyên, có vẻ như việc nâng cấp thông tư lên
thành nghị định chỉ nhằm luật hoá cho kịp với việc Luật Đầu tư hết thời hạn áp
dụng. Sự gấp gáp về thời gian đã làm khó cho sự tham khảo sâu rộng ý kiến giới
chuyên môn, nhất là hỏi ý kiến các doanh nghiệp về điều kiện kinh doanh, cũng như
không kịp đăng dự thảo lên hệ thống thông tin mạng, lên báo chí, hay tổ chức
hội thảo, tiến hành đánh giá lại tác động, tổng kết thi hành các văn bản quy
phạm cũ, để rút ra những điều cần chỉnh sửa, bổ sung trong văn bản Nghị định
mới. Với thời gian ngắn ngủi khoảng nửa tháng, việc nâng cấp những quy định
liên quan đến điều kiện kinh doanh từ các Thông tư cũ lên thành Nghị định mới
sẽ khó kịp tiến độ hoặc nếu chạy theo tiến độ lại khó đảm bảo chất lượng, nhất
là về sự phù hợp với tình hình mới, đòi hỏi mới của nền kinh tế cũng như giới
kinh doanh.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height:
120%"><span style="line-height: 120%;" lang="EN-US"><font face="Arial" size="2">Có ý kiến đề xuất: nên chăng là soạn thảo, nâng cấp
thành nghị định mới cho kỹ càng, được
bao nhiêu văn bản mới, quý bấy nhiêu, còn với những ngành nghề kinh doanh nếu
chưa có nghị định mới thì để cho các doanh nghiệp có quyền áp dụng nghị định
cũ, trừ những vấn đề nghị định cũ trái với luật đã có hiệu lực. Tất cả mục tiêu
cũ, mới đó nhằm tới đều là tạo điều kiện kinh doanh tốt nhất cho các doanh
nghiệp, vì không có hoạt động kinh doanh nào là không cần đến điều kiện phù
hợp, giúp dễ dàng, thuận lợi, hiệu quả cao. Mỗi loại hoạt động kinh doanh lại
cần những điều kiện khác nhau, nên các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư
cũng cần có sự cụ thể hoá cho phù hợp. Cũng cần xem xét lại một số ngành nghề
kinh doanh có điều kiện, quy định như cũ đã đúng, đủ chưa, có quá chặt chẽ
không, hay cần cụ thể, sít sao hơn? Việc soạn thảo các nghị định cho kịp với
việc Luật Đầu tư mới đi vào cuộc sống là cần thiết, song một số chuyên gia luật
pháp, chuyên gia kinh tế e ngại việc chuyển một cách nhanh gấp Thông tư lên Nghị
định như thế này sẽ khó hợp lý và khả thi. Bởi nếu cứ giữ nguyên các quy định, dẫn giải về điều
kiện kinh doanh như cũ, không chỉnh sửa theo thực tế môi trường kinh doanh đã
có nhiều thay đổi, thiếu kiểm chứng, không được phân tích từ góc độ hợp lý, khả
thi, tạo thuận lợi, giảm chi phí cho doanh nghiệp thì không những kém hiệu quả
mà còn gây khó cho doanh nghiệp, cản trở họ trong đầu tư, kinh doanh. Nên chăng
là có một độ lùi thời gian cần thiết để các cơ quan quản lý nhà nước và pháp
luật cùng ngồi với các chuyên gia kinh tế, pháp luật họp bàn với nhau, lấy ý
kiến rộng rãi giới kinh doanh, để lựa chọn những sự hợp lý trong điều kiện kinh
doanh của doanh nghiệp, chọn những thứ thực sự cần thiết, loại bỏ những thứ
không còn phù hợp. <o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:justify;line-height:
120%"><span style="line-height: 120%;" lang="EN-US"><font face="Arial" size="2">Doanh nghiệp sẵn sàng thi hành pháp luật nhưng
là một thứ pháp luật hoàn chỉnh, minh bạch, thiết thực và tạo điều kiện tốt hơn
cho họ kinh doanh, chứ không thể gánh chịu hậu quả của sự nôn nóng gây ra những
điều không hợp lý và kém hiệu quả khi thực thi Luật Đầu tư mới, đừng bắt giới
kinh doanh phải chạy đuổi theo việc sửa đổi các văn bản pháp luật. Việc luật
hoá các điều kiện kinh doanh là cần thiết, nhưng đồng thời phải đi liền với cải
cách toàn diện luật pháp, nâng cao chất lượng theo hướng thuận lợi nhất cho
doanh nghiệp, có lợi nhất cho kinh tế đất nước, tạo một môi trường kinh doanh
mới cũng như đổi mới cách thức quản lý nhà nước. Cũng có nghĩa là vừa tạo thuận
lợi, giảm chi phí cho kinh doanh, vừa nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, để
phù hợp với sự cỗ vũ, hỗ trợ phát triển
nhanh các doanh nghiệp theo kịp với đà phát triển mạnh mẽ và bền vững kinh tế
trong nước, hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom:6.0pt;text-align:right;
line-height:120%" align="right"><span style="line-height: 120%;" lang="EN-US"><font face="Arial" size="2">
</font><i><font face="Arial" size="2">Trung Vũ</font><font style="font-size: 13pt;" face="Times New Roman, serif"><o:p></o:p></font></i></span></p>