Giải bài toán khó: Phát triển kinh tế xanh

Thứ ba, 04/10/2016 08:53
(ThanhtraVietnam) - Phát triển bền vững nền kinh tế đặt ra nhiều thách thức lớn đối với bảo vệ môi trường, cần đến sự kiên quyết hơn nữa của nhà nước, việc ủng hộ của thế giới và các tổ chức phi chính phủ. Đây cũng là trách nhiệm vì cộng đồng của từng doanh nghiệp và từng người, thể hiện ở công nghệ xanh, sản phẩm xanh và nguồn nhân lực xanh.
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Vừa rồi, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu xin rút dự án nhà máy nhiệt điện vì sợ ảnh hưởng đến môi trường và nông ngư nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý ngay. Vì việc này phù hợp với tư duy của Thủ tướng kể từ khi được Quốc hội bầu lên đứng đầu Chính phủ là: đẩy mạnh phát triển kinh tế, song đó phải là một sự phát triển bền vững mà điều kiện tiên quyết là không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế. Hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chính phủ hơn 6 tháng qua đã cho thấy sự cương quyết thực hiện chủ trương trên, trong khi là một chính phủ kiến tạo, đã tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế, nhất là doanh nghiệp tư nhân trong đầu tư sản xuất kinh doanh, nhưng đồng thời cũng luôn nhắc nhở, cảnh báo và xử lý nghiêm các dự án đầu tư, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Đây là sự tiếp tục một cách mạnh mẽ, rộng khắp hơn chủ trương bảo vệ môi trường của Đảng và Nhà nước vốn đã có từ nhiều năm nay. Nhìn lại một số yếu kém trong công tác quản lý môi trường và những sai phạm lớn của doanh nghiệp như Vedan gây ô nhiễm nghiêm trọng sông Đồng Nai, Formosa làm độc hại nước và môi trường biển bốn tỉnh miền Trung, hai nhà máy ở tỉnh Hoà Bình xả thải làm cá chết tại sông Bưởi tỉnh Thanh Hoá,…có thể thấy rõ một thực tế đáng phải suy nghĩ về trách nhiệm của các bộ ngành, nhất là chính quyền một số địa&nbsp; phương vì nhiều lý do, đã quá vội vã vồ vập chấp nhận những dự án của các nhà đầu tư trong, ngoài nước, mà không chú ý đến việc bảo vệ môi trường. <o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Theo ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng tổng cục Môi trường, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế nhanh nên bùng phát nhiều vấn đề về môi trường, xảy ra những vụ ô nhiễm lớn gây bức xúc trong xã hội, người dân lo lắng liệu sự phát triển kinh tế có tiếp tục gây ô nhiễm môi trường với mức độ gia tăng và phức tạp hơn không? Quá trình đầu tư kinh doanh, công nghiệp hoá, đô thị hoá đã tích tụ nhiều nguy cơ, gây ra nhiều vụ việc về vi phạm môi trường. Cùng với đó, sự suy thoái đa dạng sinh học cũng đang diễn ra nhiều, các loại thực động vật hoang dã cũng bị suy giảm về số lượng, chịu thách tức lớn, đều do phát triển công nghiệp mà không chú ý đến bảo vệ môi trường gây ra. Thêm nữa, nền kinh tế nước ta còn dựa nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhiều hoạt động sản xuất, tiêu dùng đã làm sự phát thải khí nhà kính ngày càng tăng, cũng đã là nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường. Tựu trung lại, để xảy ra ô nhiễm nghiêm trọng môi trường, có nguyên nhân rất cơ bản là do nhận thức, ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và người dân còn hạn chế, số không nhỏ chỉ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt, xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường. Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập, thiếu quy định tiêu chí công cụ để sàng lọc lựa chọn dự án, công nghệ sản xuất, xử lý môi trường, kiểm soát hoạt động xả thải của doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định: trong phát triển công nghiệp, nói không tác động đến môi trường là rất khó, nhưng với trình độ khoa học công nghệ như hiện nay thì có thể xử lý, ngăn ngừa sự gây ô nhiễm môi trường ngay từ đầu. Vấn đề bảo vệ môi trường để phát triển bền vững khó thực hiện trong kinh tế thị trường, vì mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp và cá nhân thường là rất cao, trên cả sự cân nhắc về gìn giữ môi trường, thậm chí bất chấp. Nên muốn bảo vệ môi trường cho nghiêm cẩn, rất cần bàn tay mạnh mẽ của nhà nước, thông qua các chủ trương, biện pháp và pháp luật hoàn thiện, thực thi hiệu quả hơn, phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức xã hội dân sự, đông đảo quần chúng trong bảo vệ môi trường, nâng cao trách nhiệm của các cấp quản lý, cá nhân phụ trách, cũng như xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm. Phải cùng nhau tạo lập quan điểm là phải chấp nhận những thể lệ của cuộc chơi trong kinh tế thị trường: ai gây ô nhiễm phải trả tiền bồi thường, người được hưởng lợi về môi trường phải trả tiền quy ra giá trị. Cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường gắn liền với quản lý tài nguyên môi trường. <o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Từ những sai phạm môi trường thời gian qua, một bài học kinh nghiệm nữa có thể rút ra là: Phát triển bền vững nền kinh tế đặt ra nhiều thách thức lớn đối với bảo vệ môi trường, cần đến sự kiên quyết hơn nữa của nhà nước, việc ủng hộ của thế giới và các tổ chức phi chính phủ. Theo Tổng cục môi trường, trong những tháng cuối năm 2016 và sang năm 2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn quy định chuẩn kỹ thuật về môi trường, tổ chức triển khai&nbsp; hiệu quả các nghị quyết chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án bảo vệ môi trường, chương trình nghị sự 2030 về sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Còn theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giải pháp tốt nhất để phát triển bền vững nền kinh tế là gắn liền với bảo vệ môi trường, nói khác đi là tăng trưởng xanh đi liền với kinh doanh xanh. Đây là trách nhiệm vì cộng đồng của từng doanh nghiệp và từng người, thể hiện ở công nghệ xanh, sản phẩm xanh và nguồn nhân lực xanh. Vẫn biết để kinh doanh xanh trong bối cảnh kinh tế toàn cầu cũng như trong nước còn không ít khó khăn như hiện nay, là bài toán không đơn giản với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, song vì sự phát triển bền vững chung của nền kinh tế đất nước và của chính doanh nghiệp mình, mọi doanh nghiệp, doanh nhân đều vẫn phải giải bằng được bài toán khó đó.<o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<b>&nbsp;&nbsp;Trung Vũ</b></font><font face="Times New Roman, serif" style="font-size: 13pt;"><o:p></o:p></font></span></p>
anhdt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra