Giao thông khó cả quy hoạch lẫn xây dựng

Thứ ba, 10/05/2016 15:58
(ThanhtraVietnam) - Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, ngân sách hạn hẹp mà phải chi cho nhiều yêu cầu cùng lúc, song nhà nước vẫn đã ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông bằng ngân sách nhà nước và các nguồn vốn của các tổ chức và cá nhân.
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 115%;">Tuần lễ đầu tháng 5 kết thúc với nhiều sự kiện chính trị, kinh tế xã hội lớn, đem lại sự phấn khởi, vui tin cho nhân dân, như</span><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 115%;">&nbsp; </span><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 115%;">kỷ niệm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, và ngày Quốc tế lao động 1/5; như các hoạt động sôi động, quyết liệt của Chính phủ sau khi kiện toàn về đẩy mạnh phát triển kinh tế, chống thực phẩm bẩn, hay như kế hoạch cụ thể, cương quyết của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng,…Song tuần vừa qua cũng có một số việc chưa vui, kém hiệu quả, còn phải lo, xử lý trong tuần tiếp theo này, như chưa kết luận được vì sao cá biển ven bờ miền Trung chết nhiều thế, nhất là tình trạng ách tắc giao thông, tai nạn xe tàu làm chết hơn 100 người, hàng trăm người bị thương chỉ trong mấy ngầy nghỉ lễ, cho thấy</span><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 115%;">&nbsp; </span><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 115%;">giao thông an toàn vẫn còn là cả một vấn đề lớn. Tuy đã có nhiều kêu gọi, biện pháp của Uỷ ban an toàn giao thông, nhiều cầu to, đường lớn đã làm mới, một số tỉnh, thành phố đã có quy hoạch phát triển giao thông đến năm 2020, tầm nhìn 2030, được Chính phủ phê duyệt. Nhưng những quy hoạch đó qua xem xét của các chuyên gia ngành giao thông, cũng như của chính những người soạn thảo văn bản quy hoạch vẫn còn không ít chỗ khó thực hiện, lắm điều bất cập, khó dự đoán đúng khi sự phát triển đô thị, nhà chung cư nhiều khi bùng phát khiến thành việc quá tải người và phương tiện ô tô, xe máy tham gia giao thông. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông còn gặp lắm việc khó lượng định, ấy là cần sự liên kết hệ thống giao thông cả nước với các địa phương, hay như quy hoạch có phù hợp đúng như nhu cầu giao thông nhiều lên, phương tiện giao thông tăng nhanh. Cũng cần xét tới việc đã nên cấm xe máy chưa, rồi ô nhiễm khí thải, lượng xe bus, vai trò khả năng chở hàng, chở người của đường sắt, đường sông,…đều là những vấn đề cần tính toán tới khi lập quy hoạch giao thông.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Quy hoạch tốt để có hạ tầng giao thông tốt, đáp ứng yêu cầu đặc biệt quan trọng là bảo đảm sự vận hành hàng hoá thông suốt cho toàn bộ nền kinh tế quốc gia, cũng như sự đi lại thuận tiện của hàng chục triệu người dân. Sẽ không thể phát triển được kinh tế xã hội của cả nước, của vùng và của mỗi địa phương nếu như không có cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ hiện đại và có tính kết nối cao. Nhiều năm qua, nhận thức được điều này nên nước ta đã có nhiều nỗ lực và kết quả trong đầu tư cho giao thông. Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, ngân sách hạn hẹp mà phải chi cho nhiều yêu cầu cùng lúc, song nhà nước vẫn đã ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông bằng ngân sách nhà nước và các nguồn vốn của các tổ chức và cá nhân. Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). mức hữu dụng và chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam năm 2015 đứng ở vị trí 67, tăng 36 bậc trong 5 năm 2011- 2015. Tuy nhiên trong thực tế cũng hãy còn nhiều hạn chế, bất cập, như hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhất là hạ tầng giao thông chưa tạo sự gắn bó, kết nối và liên thông giữa các địa phương trong nội vùng và liên vùng. Nhiều công trình xây dựng giao thông còn chậm tiến độ, đội vốn đầu tư lớn, chi phí cao nhưng chất lượng một số công trình chưa đảm bảo. Khai thác sử dụng hiệu quả công trình sau đầu tư chưa được chú trọng gây lãng phí nguồn lực. Các trung tâm vận chuyển Logistics quy mô còn nhỏ, mới chủ yếu phục vụ một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp, hoặc một tỉnh, thành phố, chưa phát triển được đến quy mô phục vụ một ngành, một vùng kinh tế, tiến tới đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế, hợp tác giao thông của một số nước trong khu vực. Một số công trình giao thông còn gây ách tắc cấp thoát nước, ô nhiễm môi trường. Chúng ta đang thực hiện các hiệp định kinh tế song phương, đa phương trong hội nhập kinh tế khu vực, toàn cầu, nhưng yếu kém nhất để thực hiện cũng như năng lực cạnh tranh là yếu kém về kết cấu hạ tầng giao thông. Nguyên nhân là do quan niệm, nhận thức về vùng và mô hình tăng trưởng kinh tế vùng, tổ chức hệ thống dịch vụ công và các chính sách cho ngành giao thông chưa được đầy đủ và sâu sắc. Hiện có một số dự án BOT trong lĩnh vực hạ tầng giao thông còn yếu kém, thiếu sự công khai minh bạch, chồng chéo trong quản lý vận hành, bị kêu là thu phí quá cao. <o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Để chấn chỉnh quy hoạch, phát triển xây dựng giao thông, theo Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa và các cán bộ chuyên trách của bộ Giao thông - Vận tải, cần rà soát lại quy hoạch giao thông của cả nước cũng như của các địa phương, xem xét sự liên thông vùng, liên thông giữa các ngành giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thuỷ. Phải xác định vai trò, lợi ích cụ thể, thật sự của các quy hoạch, loại bỏ những quy hoạch hay những điểm trong quy hoạch không còn phù hợp, không bám sát sự phát triển của giao thông của cả nước, địa phương và của vùng. Quy hoạch giao thông phải gắn với phát triển kinh tế xã hội. Cần cân đối lại các tỷ lệ và phương thức đầu tư, bảo đảm sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, dự báo tốc độ tăng trưởng. Sẽ không phát triển hạ tầng giao thông bằng mọi giá, mà phải thật sự tính toán kỹ lợi ích của nhân dân, của nhà nước khi quyết định triển khai dự án, phải gắn với chiến lược hội nhập quốc tế cũng như cân nhắc dự án nào bằng ngân sách nhà nước, dự án nào bằng hình thức xã hội hoá như BT, BOT, PPP. Dù nguồn vốn nào cũng phải đặt chất lượng công trình và cơ cấu kinh tế lên hàng đầu. Có sự công khai minh bạch quy hoạch, dự án, lắng nghe góp ý để xem xét và điều chỉnh cho phù hợp. Phải hoàn thiện thể chế, tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và hiệu quả hơn để dễ kêu gọi thêm nhiều nguồn lực đầu tư, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA.<o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<b> Trung&nbsp; Vũ</b><o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><o:p><font face="Arial" size="2">&nbsp;</font></o:p></p>
anhdt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra