<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Đài,
báo liên tiếp thông tin tình trạng sức khoẻ của nhiều người nguy kịch phải vào
bệnh viện cấp cứu vì say xỉn, 60% các vụ tai nạn giao thông do bia rựơu gây ra.
Say xỉn cũng dẫn đến nhiều vụ đánh nhau, chồng bạo lực với vợ. Cũng thời
gian qua đài, báo dẫn thông tin từ các cơ quan quản lý y tế, sức khoẻ, và quản
lý kinh doanh về mức độ tiêu thụ rượu bia của người Việt Nam đáng phải giật
mình: Trong 10 năm trở lại đây số người sử dụng rượu bia tăng gấp 2 lần, 44,2%
tổng số người này uống rượu bia đến mức nguy hại. Mấy năm nay, mỗi năm Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place>
tiêu thụ 3,4 tỷ lít bia, 700 triệu lít rượu. Về tiêu thụ rượu bia, Việt Nam
đứng thứ 2 Đông nam Á, thứ 10 châu Á và thứ 29 trên thế giới. Trong giai đoạn
2011 – 2015 sản lượng bia tăng trung bình 7%/năm, sản lượng rượu tăng 4,4%/năm, nguyên nhân do tăng cầu ắt tăng cung, càng nhiều
thêm số người tiêu thụ và tăng mức độ uống rượu bia, tất nhiên điều này sẽ khuyến khích sản xuất và nhập khẩu rượu bia. Tỷ lệ uống rượu bia ở người trưởng
thành rất cao, có tới 77% nam giới và 11% nữ giới uống rượu bia trong 30 ngày,
nghĩa là ngày nào cũng uống, tuổi càng cao sử dụng càng nhiều, mặc dù uống lắm
thì bệnh nhiều, có đến 200 loại bệnh tật liên quan đến bia rượu. Đáng kể nhất
là rượu bia hay gây ung thư khoang miệng, thanh quản, thực quản, đại tràng,
trực tràng, gan, ung thư vú ở phụ nữ, rối loạn tâm thần, rối loạn ý thức, ảo
thị, ảo thanh, điều trị rất tốn kém mà cũng khó khỏi. Đó là nói về tác hại của bia rượu đến sức khỏe, còn tác hại kinh tế cũng đâu có nhỏ, ví dụ năm 2012, chi phí tiêu thụ
bia ở nước ta tới gần 3 tỉ USD (2,8 tỉ lít bia), gần bằng 3% số thu ngân sách,
gần bằng 3 lần mức đóng góp cho Ngân sách nhà nước của ngành rượu, nước giải
khát (950 triệu USD).<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Bia
rượu tác hại như thế nên rất cần có những chính sách, biện pháp điều tiết sản
xuất, nhất là tiêu thụ, có các văn bản pháp luật và dưới luật điều chỉnh quản
lý, xử lý vi phạm, nhằm ngăn cản, hạn chế tác hại của rượu bia. Tiếc thay những
điều cần thiết này lại chưa được đáp ứng đầy đủ, pháp luật còn chưa hoàn chỉnh,
vẫn có những khoảng trống, như thiếu các quy định về quản lý sản xuất bia, về
quảng cáo, khuyến mại, tài trợ rượu bia, về hạn chế độc tính sẵn có của rượu,
nhất là thiếu các quy định đảm bảo tài chính cho việc phòng, chống tác hại của
rượu bia. Tuy đã có các quy định cấm quảng cáo rượu có độ cồn 15 độ trở lên,
cấm dùng bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi, cấm dùng rượu có độ cồn từ
30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức, cấm khuyến mại quảng cáo bia
rượu trái quy định của pháp luật, nhưng việc cấm tài trợ các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao, chăm sóc sức khỏe có gắn với quảng cáo các sản phẩm rượu
bia thì lại chưa được luật pháp quy định. Theo Bộ Y tế, có một số điều luật về
ngăn cản tác hại rượu bia ở nước ta tưởng là mới nhưng nhiều nước trên thế giới
đã thực hiện từ lâu và cho hiệu quả rõ rệt, như cấm bán rượu bia sau 22h, cấm
bán cho trẻ vị thành niên, cấm quảng cáo rượu bia ở nơi công cộng, đặc biệt là
trong nhà trường. Có rất nhiều điều khoản nếu chúng ta không thực hiện quyết
liệt thì tốc độ gia tăng sử dụng rượu bia ở nước ta sẽ nhanh chóng phi mã, đồng
nghĩa với gia tăng gây rất nhiều bệnh tật, tăng tai nạn giao thông và càng gây
thêm sự tổn thất kinh tế, tổn thất do sói mòn văn hóa, lối sống đạo đức và chất
lượng giống nòi, tăng thêm gánh nặng xã hội. Đại hội đồng y tế thế giới WHO đã
kêu gọi các quốc gia xây dựng và thực thi chính sách để giảm tác hại do sử dụng
đồ uống có cồn. Chiến lược toàn cầu kiểm soát tác hại đồ uống có cồn đã được
thông qua năm 2010, cam kết thực hiện đến 2025 sẽ giảm 10% tỷ lệ sử dụng rượu
bia ở mức có hại so với hiện nay. Chiến lược này đã xác nhận mối liên hệ chặt
chẽ với kinh tế. Cũng cần chấm dứt khoảng cách, độ vênh, sai giữa các quy định
về quảng cáo bia rượu với Luật Quảng cáo, vì Luật Quảng cáo hiện còn thiếu các
quy định liên quan đến việc trưng bày rượu bia và in quảng cáo sức khỏe trên
nhãn sản phẩm rượu bia. Theo WHO, việc kiểm soát tiếp thị và quảng cáo rượu bia
cần có các quy định về kiểm soát nội dung và mức độ quảng cáo, kiểm soát quảng
cáo trực tiếp và gián tiếp trên một số hay toàn bộ các phương tiện truyền thông
đại chúng. Kiểm soát hoạt động tài trợ có tác động khuyến khích tiêu dùng rượu
bia, kiểm soát hoặc cấm hoàn toàn quảng cáo hướng đến thanh thiếu niên, kiểm
soát kỹ thuật và các hình thức tiếp thị mới. <o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Mặt khác, theo Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, kết quả nghiên cứu về thực trạng sử dụng rượu bia
tại Việt Nam là bằng chứng khoa học và thực tiễn để Bộ Y tế nghiên cứu các
chính sách pháp luật phù hợp đưa vào dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu
bia. Các biện pháp quan trọng cần triển khai là kiểm soát nguồn cung cấp rượu
bia, kiểm soát việc sử dụng rượu bia trên cơ sở đó có biện pháp khắc phục hậu
quả rượu bia để giảm tác hại đến sức khỏe con người. Bộ Y tế đang hoàn thiện dự
thảo luật quan trọng, cấp thiết phải có này để sẽ sớm trình ra Quốc hội xem
xét, thông qua, dự kiến là vào tháng 5 năm 2018./.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">
<b><i> Trung Vũ</i></b></font></span><span lang="EN-US" style="font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></p>