<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Hà
Nội sẽ có sự chuyển biến nhanh chóng, đúng hướng, xứng đáng với niềm tin của
cộng đồng doanh nghiệp. Hà Nội cần đi tiên phong và trở thành trung tâm khởi
nghiệp, trung tâm sáng tạo của cả nước. Muốn như vậy chính quyền thành phố
phải thực sự cầu thị, sẵn sàng đổi mới,
chấp nhận cái mới, có nhiều sáng kiến khuyến khích hỗ trợ để những mô hình
doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp sáng tạo nhanh chóng phát triển ở ngay
Hà Nội. Cùng tuần, đã diễn ra “Diễn đàn kinh tế tư nhân,” trao đổi ý kiến về
thách thức, giải pháp và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam,
thành phần kinh tế hiện đang tạo ra khoảng 1,2 triệu việc làm, chiếm 51% lực
lượng lao động cả nước và đóng góp trên 40% tổng sản phẩm quốc nội. Mặc dù còn
non trẻ, nhưng khối doanh nghiệp tư nhân đang sở hữu ba thế mạnh, đó là lòng yêu
nước, sự nhiệt huyết và nghị lực đối mặt với thách thức rủi ro để vươn lên làm
giàu chính đáng cho bản thân và đất nước. Trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ,
doanh nghiệp tư nhân lấy phương châm năng động để thắng vi mô, lấy sáng tạo để
thắng kinh nghiệm, lấy nỗ lực và tốc độ để bù cho vị thế của người đi sau. Tuy
nhiên để thành công và phát triển, doanh nghiệp tư nhân không thể thiếu vai
trò, điểm tựa sự hỗ trợ, khích lệ của Chính phủ vì họ hãy đang còn trong thế
yếu về vốn tài chính, công nghệ, năng lực quản trị, thương hiệu.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">“Diễn đàn kinh tế tư nhân” được tiếp
nối cả về lịch họp lẫn nội dung qua: cuộc Đối thoại lần đầu tiên giữa doanh
nghiệp trẻ khởi nghiệp với Lãnh đạo Chính phủ tổ chức tại Hà Nội và Hội thảo “
Phát triển thị trường vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp” tổ chức tại thành phố
Hồ Chí Minh. Sự tiếp nối, mở rộng nội dung bàn thảo như vậy cũng là điều dễ
hiểu, vì muốn khối doanh nghiệp tư nhân gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng,
phải có đông thêm các doanh nghiệp khởi nghiệp. Đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ
viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ đã dự và chỉ đạo các diễn đàn, hội
thảo này. Các bài phát biểu chỉ đạo của đồng chí Vương Đình Huệ đều nhiệt tình,
sâu sát nội dung cổ vũ sự khởi nghiệp, phải nghiên cứu thể chế để có thể tạo hỗ
trợ tốt hơn nữa cho doanh nghiệp. Trong nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và
những người có khát vọng khởi nghiệp còn rất nhiều điều xa lạ, mới mẻ và hạn
chế vì chưa có nhiều kinh nghiệm đối với lĩnh vực khởi nghiệp, không chỉ có sản
phẩm là đủ, mà cần sự đổi mới và sáng tạo, nghiên cứu và phát triển. Kênh tài
trợ vốn truyền thống của Việt Nam là ngân hàng lại kém phù hợp cho những hoạt
động khởi nghiệp vì rủi ro cao, nên phải huy động từ nhiều nguồn vốn kể cả đầu
tư mạo hiểm, cần có cả Quỹ đầu tư mạo hiểm của Chính phủ, song phải hoạt động
trên nguyên tắc thị trường, quản lý chặt chẽ, minh bạch. Cần phải nhanh chóng
lập sàn chứng khoán riêng biệt, Startup, cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. <o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Tất cả các chủ trương, biện pháp trên
đều nhằm hỗ trợ, tạo thuận lợi cho khởi nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển lực
lượng làm kinh tế. Cả nước hiện có hơn 900 nghìn doanh nghiệp tư nhân đăng ký
hoạt động, nhưng số thực tế hoạt động có cấp mã số thuế chỉ là 528 nghìn doanh
nghiệp. Thế mà mục tiêu Chính phủ đặt ra là đến năm 2020 ít nhất có 1 triệu
doanh nghiệp tư nhân hoạt động, nghĩa là phải tăng gấp đôi. Làn sóng khởi
nghiệp cũng đã bắt đầu mạnh mẽ, vấn đề là định hướng, là hỗ trợ. Chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước luôn coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng
để phát triển kinh tế xã hội đất nước, trách nhiệm của Chính phủ là xây dựng và
hoàn thiện các thể chế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ
và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo nên một sân chơi ngày càng bình đẳng hơn
cho doanh nghiệp, tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho khối doanh nghiệp tư nhân.
Sau khi nghe các doanh nghiệp kêu khó về thủ tục hành chính, chính sách thuế,
kể cả bôi trơn, mệt mỏi vì bị thanh tra, kiểm tra nhiều, khó vay vốn là khó chung của các doanh nghiệp tư nhân
đặc biệt là khởi nghiệp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định: Chính phủ sẽ
đồng hành với doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập, Chính phủ, các
bộ ngành sẽ tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện và môi trường
kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân, nhất là doanh nghiệp mới khởi
nghiệp. Chính phủ đã ban hành 3 Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường đầu tư
kinh doanh, theo đó Việt Nam phấn đấu lọt vào top ASEAN – 4 về môi trường đầu
tư kinh doanh, cải thiện triệt để thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp rút ngắn quy định trên giấy tờ với thực thi của cán bộ công chức. Mới
nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 35 với nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp tư nhân. Chính phủ đã chuẩn bị trình ra Quốc hội luật Hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, doanh nghiệp đòi hỏi rất nhiều ở Chính phủ, thì
Chính phủ cũng đòi hỏi doanh nghiệp đi trên đôi chân của chính mình. Riêng với
các doanh nghiệp trẻ mới khởi nghiệp đừng nên mặc cảm về quy mô còn nhỏ bé,
tiềm lực chưa mạnh, mà càng nhỏ bé càng phải có chí lớn để đổi mới và sáng tạo,
Chính phủ luôn ủng hộ hết mình, tạo môi trường để thanh niên khởi nghiệp và
mong muốn khởi nghiệp luôn là khát vọng của mỗi người trẻ tuổi.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2"> </font></span><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 115%;"> </span><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 115%;"> </span><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 115%;"><i><b>Trung
Vũ</b></i></span></p>