<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial">Song sau một giai đoạn dài vừa tiến bước và xây dựng, đến
nay nhìn lại thì thấy bên cạnh nhiều ưu thế, hiệu quả, cũng có nhiều điểm còn cách
xa mục tiêu hoặc đang chững lại so với yêu cầu đặt ra của một nền kinh tế thực
sự là kinh tế thị trường. Nên cần có sự chỉnh sửa, thúc đẩy quá trình tiếp theo
phải thực hiện các yêu cầu mà một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh đòi hỏi.
Đây vừa là để phát triển mạnh hơn nữa kinh tế trong nước, vừa là để có thể hội
nhập sâu hơn vào kinh tế toàn cầu, để được nhiều nước trên thế giới cùng công
nhận kinh tế nước ta là kinh tế thị trường. <o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial">Những vấn đề trên đã là nội dung của nhiều cuộc hội thảo về
kinh tế tiến hành mới đây. Theo đó, một điều dễ thấy là cơ chế thị trường có
nhiều thành phần kinh tế, nhưng chủ yếu nhất vẫn là hai hệ thống: doanh nghiệp
nhà nước (DNNN) và doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Yêu cầu trước nhất để hoàn
thiện nền kinh tế thị trường là cần tái cơ cấu các DNNN. Sau kết quả bước đầu
mà phần lớn là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thì vẫn còn nhiều DNNN chậm cổ
phần hoá. Theo một khảo sát của Phòng Thương mại vầ Công nghiệp Việt Nam
(VCCI), kết quả hoạt động của các DNNN được đánh giá là còn thấp và sự tín
nhiệm bị thụt lùi, năm 2011 có 29% số người được hỏi trả lời: đóng góp của DNNN
là tích cực, đến năm 2014 chỉ còn 19%. Để cải thiện chức năng và tính hiệu quả
hoạt động của các DNNN, những ý kiến khảo sát đều cho rằng phải tăng cường các biện pháp công khai minh bạch
hoạt động kinh doanh của DNNN và cần củng cố các quy định pháp luật liên quan
tới quản trị doanh nghiệp và kiểm toán độc lập. Thực tế là hiện nay việc cải
cách DNNN hầu như do trung ương ép xuống, còn nhiều DNNN chưa muốn cải cách
mạnh, sự cản trở cải cách có xuất phát từ tính toán lợi ích, các DNNN đang sống
tốt với môi trường hiện tại, vừa có chân trong nhà nước với bao ưu đãi, lại vừa
có chân trong thị trường mà họ chiếm lĩnh ngành quan trọng có vị thế độc quyền.
Vì thuộc sở hữu nhà nước, các DNNN không sợ phá sản, dễ vay tiền ngân hàng, ưu
ái về đất đai, thậm chí có được hợp đồng ngon lành từ ngân sách, nên họ chẳng
muốn cổ phần hoá làm gì. Trước đây, với những thương vụ bán hoặc đóng cửa các
doanh nghiệp thua lỗ nhưng dạng nhỏ không mấy phức tạp, đã dễ cho việc cổ phần
hoá một số DNNN. Bây giờ tiến trình tái cơ cấu chậm lại vì rất nhiều DNNN chưa
cổ phần hoá đều có quy mô lớn hơn nhiều, rất khó khăn trong giải quyết các vấn
đề tài chính, đất đai và minh bạch trong quản lý công ty. Dù sở hữu nhà nước đã
thu hẹp lại trong các lĩnh vực thương mại, nhưng các kế hoạch của chính phủ vẫn
tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì tầm kiểm soát đối với rất
nhiều ngành nghề chiến lược, đặc biệt là các ngành nghề liên quan đến cơ sở hạ
tầng và cung cấp dịch vụ công ích như điện, nước, viễn thông bưu chính, cảng
biển và sân bay luôn có khuynh hướng độc quyền tự nhiên, độc quyền nhóm. Do
thế, muốn cổ phần hoá, còn phải dựa vào sự rà soát toàn diện các chính sách về
bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình doanh nghiệp, giám sát hoạt
động điều tiết và các tiêu chuẩn quản lý công ty đối với DNNN. <o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size:10.0pt;
font-family:Arial">Theo nhiều chuyên gia kinh tế, cần tiếp tục rà soát và xây
dựng lộ trình giảm dần cách đối xử mang tính phân biệt, khác biệt, chẳng hạn
như tiếp cận đất đai, tín dụng, mua sắm chính phủ,… là những thứ có thể ảnh
hưởng đến môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa DNTN và DNNN. Nhiều điều trong
sự đánh giá vai trò chức năng của DNNN là công cụ ổn định kinh tế vĩ mô, là lực
lượng vật chất để nhà nước điều tiết nền kinh tế, đã không còn phù hợp với yêu
cầu đổi mới, chuyển nhanh chuyển mạnh nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị
trường hoàn chỉnh và hiện đại. Đối với DNNN, phải thực sự tái cơ cấu mới khẳng
định được cục diện kinh tế hiện nay. Một số chuyên gia kinh tế có nhận định:
xem như là ta đã đi được nửa chặng đường kinh tế thị trường, muốn tiến nhanh và
thực sự hiệu quả trên nửa chặng đường còn lại, thì các DNNN phải cổ phần hoá
nhanh hơn, các DNTN cũng phải tham gia kinh tế thị trường mạnh mẽ hơn, phải
vượt khỏi tâm lý vừa đòi hỏi nhà nước
đối xử bình đẳng, vừa lại muốn có bàn tay can thiệp của nhà nước trong việc này
việc khác, nhất là bình ổn giá những hàng hoá thiết yếu. Hệ thống kinh tế thị
trường hiện nay chưa thực sự hoàn thiện, đầy đủ đã khiến những mặt tốt không
được phát huy, khiếm khuyết chậm được kiểm soát, khắc phục. Chính sách, khuôn
khổ pháp luật vận dụng vào việc thực hiện kinh tế thị trường còn chậm trễ, luật
Doanh nghiệp và luật Đầu tư còn thiếu các văn bản hướng dẫn. Muốn nền kinh tế
thị trường đầy đủ, hoàn thiện, cần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước cũng như
nâng cao vai trò, quyền của nhân dân
trong xây dựng và phát triển kinh tế. Cần phải chấm dứt tình trạng hiện nay là
phần đông DNTN và kể cả người dân đều rất thích kinh tế thị trường nhưng cũng
lại thích nhà nước ôm ấp bảo vệ, bao cấp lo toan cho họ nhiều thứ. Vì lợi ích
chung của kinh tế đất nước cũng như của mỗi doanh nghiệp, kể cả DNNN lẫn DNTN
đều phải cùng Đảng và Nhà nước đẩy mạnh việc hoàn chỉnh, hiện đại kinh tế thị
trường. </span><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt;"> </span></p><p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt;"> </span><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt;"> </span><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt;"> </span><b style="text-align: right;"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">Trung Vũ</span></b></p>