Hội nhập kinh tế vẫn nhiều đường, rộng lối

Thứ hai, 12/12/2016 09:12
(ThanhtraVietnam) - Để phát triển mạnh mẽ, ổn định và bền vững nền kinh tế đất nước có nhiều vấn đề cần phải quan tâm, trong đó có việc mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế. Dễ hiểu vì sao nhiều người đang đặc biệt quan tâm đến hiệp định TPP, trước tuyên bố của ông Donald Trump tổng thống đắc cử Mỹ nước này sẽ không tham gia TTP.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-justify:inter-ideograph"><span style="line-height: 115%;" lang="EN-US"><font size="2" face="Arial">Tuy nhiên theo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế nền kinh tế nước ta vẫn đang có nhiều các hiệp định thương mại song phương, đa phương đã ký và thực thi như WTO, APEC, AEC, các hiệp định FTA với EU và các nước, đồng thời sẵn sàng chuẩn bị và hướng tới các hiệp định kinh tế mới. Theo ngân hàng HSBC, nhiều cuộc đàm phán của các hiệp định tự do thương mại khác, trong đó có thể kể đến là khu vực tự do thương mại Châu Á- Thái bình dương FTAAP, vốn là một sáng kiến do Hiệp định thương mại Châu Á- Thái bình dương (APEC) khởi xướng cách đây 20 năm nhằm kết nối 21 nền kinh tế thế giới bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc. FTAAP bao phủ 60% GDP toàn thế giới và 50% giá trị thương mại toàn cầu. <o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-justify:inter-ideograph"><span style="line-height: 115%;" lang="EN-US"><font size="2" face="Arial">Cùng với các nước khác, Việt Nam còn có thể hướng tới Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) bao gồm 10 nước trong nhóm ASEAN-10, cả Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Như là một hịệp định thương mại tự do đầu tiên toàn Châu Á, RCEP sẽ khuyến khích đầu tư mới các chuỗi cung ứng và sẽ đem lại một số hỗ trợ cho các hoạt động thương mại cũng như tăng GDP khắp Châu Á. Hiệp định này bao gồm các điều khoản thông thường của một số thoả thuận thương mại tự do như thương mại hàng hoá, dịch vụ đầu&nbsp; tư và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù có những hạn chế như cắt giảm bớt một số điều khoản miễn trừ, nhưng hiệp định này vẫn khuyến khích thúc đẩy khối lượng giao dịch Châu Á tăng lên, cũng như đầu tư&nbsp; vào các chuỗi cung ứng mới, giảm bớt những phi lý của các FTA có sẵn trước đây, tăng cường sự hấp dẫn của khu vực, kết nối ba thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN. HSBC cho rằng tham gia hiệp định này Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place> sẽ có các thoả&nbsp; thuận mới và sẽ có lợi ích đáng kể&nbsp; qua việc nguồn cung ứng sản xuất từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ tăng lên.&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; <o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-justify:inter-ideograph"><span style="line-height: 115%;" lang="EN-US"><font size="2" face="Arial">Với những hiệp định thương mại đã có sẵn như APEC mà hội nghị cấp cao lần thứ 24 vừa hoàn thành tốt đẹp ở Lima, Peru cũng như năm tới sẽ họp tại Việt Nam tiếp tục làm vai trò tiên phong tự do hoá thương mại và đầu tư, tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực Châu Á- Thái bình dương, tăng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ 2016- 2025 trên cơ sở nguyên tắc tính đến trình độ phát triển khác nhau của các nước thành viên. Đồng thời APEC tiếp tục góp phần củng cố hệ thống thương mại đa phương, nhất là sớm triển khai hiệp định thuận lợi hoá thương mại của WTO, cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ dưới mọi hình thức. Nỗ lực xây dựng nhà nước kiến tạo, Việt Nam sẽ đẩy mạnh triển khai kế hoạch hành động về cải cách cơ cấu kinh tế để giảm các rào cản, tạo môi trường kinh doanh và điều kiện thuận lợi cho đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ hơn nữa cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhất là trong khả năng tiếp cận thị trường tài chính và công nghệ, tham gia các chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu.<o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-justify:inter-ideograph"><span style="line-height: 115%;" lang="EN-US"><font size="2" face="Arial">Việt Nam cũng mong rằng APEC cần có quyết tâm chính trị và các giải pháp quyết liệt sáng tạo để thực hiện các thoả thuận về khí hậu toàn cầu, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững gắn với quản lý và sử&nbsp; dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, nguồn nước bao gồm cả nguồn nước xuyên biên giới, giảm rủi ro thiên tai, đẩy mạnh nỗ lực kết nối vùng sâu vùng xa, tăng cường hỗ trợ, nâng cao năng lực chuyển giao công nghệ cũng như chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên APEC để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên. Rà soát pháp luật để thuận theo các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết, nhất là về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thì thấy nhìn chung đã tương thích, với phần chưa tương thích, cần nghiêm túc đánh giá và sửa đổi&nbsp; các văn bản pháp luật có liên quan&nbsp; để tiến tới sự tương thích. Bên cạnh việc hỗ trợ nền kinh tế, sản xuất trong nước trước nguy cơ hàng nội khó cạnh tranh với hàng ngoại thì đồng thời phải nhận thức rằng: đã mở cửa tất cũng phải chấp nhận cuộc chơi bình đẳng&nbsp; của thương mại, xuất nhập khẩu, cạnh tranh kinh tế, tiến tới tự nâng cao vai trò, &nbsp;thế mạnh của mình. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, chúng ta không thể nghĩ đến việc tiếp tục bảo hộ kinh tế, hoặc bảo vệ hàng nội không phù hợp với những quy định chung của các hiệp định hội nhập kinh tế quốc tế mà ta đã ký. Thực tế cho thấy, thích ứng với tự do thương mại và hội nhập sâu rộng kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place> cũng như khả năng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã tốt hơn lên rất nhiều.<o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span style="line-height: 115%;" lang="EN-US"><font size="2" face="Arial">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<b><i>Trung Vũ</i></b></font><font style="font-size: 14pt;" face="Times New Roman, serif"><o:p></o:p></font></span></p>
anhdt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra