<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Cùng
với việc mở rộng sự tham gia vào nền kinh tế chung của đất nước, ngoài doanh
nghiệp nhà nước còn có các thành phần kinh tế khác, thì đây cũng là một biện
pháp kêu gọi, tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân
tham gia đầu tư, đóng góp thiện nguyện, công sức, tiền của vào xây dựng các dự
án phục vụ công mà Nhà nước đứng ra tổ chức việc đầu tư, huy động vốn, cũng như
tiến hành thưc hiện. Chủ trương PPP là xuất phát từ lợi ích nhiều mặt, đáp ứng
các yêu cầu của hội nhập kinh tế toàn cầu, cũng như thực tế kinh tế xã hội
trong nước đòi hỏi phải xây dựng nhiều công trình mà Nhà nước chịu trách nhiệm
chính, tuy nhiên khả năng ngân sách có hạn, trong khi nhiều doanh nghiệp (DN) tư
nhân sẵn vốn, muốn xây dựng, song không thể đảm đương công việc đó một mình, mà
phải cùng đầu tư làm chung với Nhà nước. Hợp tác PPP cũng đã được nhiều quốc
gia trên thế giới xem là một giải pháp tích cực lôi cuốn khu vực kinh tế tư
nhân tham gia cùng Nhà nước nhằm giảm áp lực chi ngân sách cho các dịch vụ công
của Chính phủ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội. PPP, một xu hướng
tất yếu và lợi ích lớn lao như thế trên thế giới, Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place> cũng không thể không xu hướng
theo. Để đạt mục đích tăng cường nguồn lực thực hiện các dự án phát triển của
nhà nước trong quá trình cải cách xây dựng khu vực công, đồng thời là một giải pháp
giảm áp lực chi ngân sách. <o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Vì
lợi ích lớn lao và sự cần thiết như thế trước thực tế đòi hỏi, nên chương trình
PPP đã và đang được Nhà nước Việt Nam vận dụng linh hoạt trong nhiều lĩnh vực,
có các văn bản pháp luật đi kèm, như Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng
chính phủ về việc ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công
- tư, Nghị định số 15/2015 NĐCP ngày 14/2/2015 về đầu tư theo hình thức PPP và
gần đây nhất là Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP ngày 16/05/2016 của Chính phủ về hỗ
trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trong đó có những điều khoản khuyến
khích, hỗ trợ DN tham gia PPP. Thực hiện Nghị quyết, Bộ Công Thương đã cùng với
các Sở Công Thương tỉnh, thành phố triển khai nhiều hoạt động hợp tác công - tư
nhằm hỗ trợ cho các hiệp hội DN đặc biệt các DN nhỏ và vừa cùng tham gia. Trong
bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế, các DN của
Việt Nam đã và đang đối mặt với nhiều thách thức về năng lực cạnh tranh, đẩy
mạnh PPP cũng chính là một cách Nhà nước tăng năng lực cạnh tranh cho DN. Với
hình thức PPP, Nhà nước đã nhường cho DN tư nhân quyền cung cấp dịch vụ công
cho xã hội, tất nhiên là phải đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của dịch vụ đó
và chắc chắn là sẽ có lãi. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, hợp tác PPP là sự gắn
kết giữa Nhà nước và khu vực tư nhân, vừa chia sẻ lợi ích, vừa giảm bớt rủi ro
trong quá trình triển khai các dự án công. Đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt
<st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region> cho rằng PPP phù hợp với
hoàn cảnh Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place>
hiện nay khi ngày càng nhận được ít các khoản viện trợ, đây sẽ là nguồn lực tốt
để phát triển kinh tế trong giai đoạn tới. Ngay trong kinh doanh nội địa, DN tư
nhân đang đối diện cạnh tranh gay gắt, PPP sẽ giúp tư nhân tạo ưu thế cạnh
tranh cho hàng nội, có điều kiện tham gia vào các dự án đầu tư, cung cấp các
dịch vụ công, tức là tạo điều kiện cho họ sản xuất kinh doanh, duy trì sự tồn
tại và phát triển của DN. Mấy năm qua, việc Chính phủ khuyến khích các khu vực
kinh tế và cộng đồng DN phát triển PPP đã giải quyết các vấn đề về huy động vốn, phát triển công nghệ,
nâng cao năng lực quản lý, tăng hiệu suất chất lượng dịch vụ, góp phần vào sự
phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. <o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Tuy
nhiên vẫn còn có một mảng thực tế đáng phải suy nghĩ, điều chỉnh, đó là sự
phân bổ PPP không đều nguồn vốn cho các lĩnh vực, mà đang chủ yếu chảy vào khu
vực có thời gian đầu tư ngắn, lợi nhuận cao như giao thông, một số cơ sở dịch
vụ y tế, còn các dự án dịch vụ công ích vệ sinh môi trường, duy tu cây xanh,
thoát nước đô thị rất ít thực hiện được PPP bởi kinh doanh hiệu quả không cao,
thời gian thu hồi vốn quá dài. Để PPP thực hiện đồng đều và hiệu quả hơn, theo
nhiều cán bộ quản lý, chuyên gia kinh tế, cần có sự điều chỉnh khung chính
sách, pháp lý cho đúng đắn, ổn định hơn. Thực tế cho thấy nhiều dự án PPP có
thời gian thu hồi vốn rất dài mà khung chính sách thiếu ổn định thì làm sao DN
tham gia PPP có thể yên tâm được? Nên chăng là xây dựng một đạo luật đối tác
công – tư, đảm bảo những nội dung về lĩnh vực hợp tác cũng như quyền và nghĩa
vụ của các bên tham gia PPP để các nhà đầu tư tư nhân yên tâm khi ký hợp đồng
với nhà nước. Cần xây dựng đạo luật riêng về PPP còn vì các văn bản dưới luật
hiện nay chưa đủ để nhà đầu tư yên tâm về những rủi ro mà họ có thể gặp. Một
khung thể chế, pháp lý đầy đủ và ổn định sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để huy
động và quản lý PPP. Tài chính là vấn đề mà nhà đầu tư không thể không quan
tâm, Nhà nước phải bằng chính sách, luật pháp cam đoan, bảo đảm cho các nhà đầu
tư thấy họ sẽ nhận được gì khi tham gia đầu tư PPP để họ tính toán theo khả
năng của họ và hoàn toàn yên tâm khi đầu tư theo PPP. Được như thế, PPP sẽ là
hình thức đầu tư rất tốt, một trong những giải pháp hỗ trợ cho vốn đầu tư công
trước áp lực nợ công, nguồn vốn của Nhà nước để chi cho đầu tư công có hạn, PPP
sẽ là một trong những liệu pháp hữu hiệu để nâng cấp kết cấu hạ tầng và đầu tư
vào các dịch vụ công./.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">
Trung Vũ</font></span><span lang="EN-US" style="font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></p>