<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Xã Thượng Giáp, huyện
Na Hang là một trong những địa phương có nhiều lợi thế phát triển chăn nuôi đại
gia súc, nhất là trâu, bò được xem là hướng thoát nghèo quan trọng. Chính quyền
địa phương đã tích cực vận động người dân không thả rông gia súc, chủ động trồng
cỏ, thu gom rơm rạ để đảm bảo thức ăn cho gia súc về mùa đông. Đến nay, toàn xã
có hơn 1000 con gia súc, trong đó hơn 800 con trâu và trên 240 con bò, nhiều hộ
đã có thêm nguồn thu nhập ổn định. Gia đình anh Trương Văn Quý, thôn Bản Muồng,
xã Thượng Giáp là một điển hình. Trước đây, kinh tế gia đình anh Quý chỉ dựa
vào mấy sào ruộng, năng suất kém nên luôn trong tình trạng khó khăn. Nhận thấy,
điều kiện tự nhiên phù hợp với chăn nuôi bò nên anh đã mạnh dạn đầu tư gây dựng
đàn bò. Hiện gia đình anh đã có hơn 20 con bò. Anh chia sẻ: Nuôi bò hiệu quả
hơn hẳn các vật nuôi khác vì bò có sức chịu đựng tốt trong điều kiện thời tiết
khắc nghiệt, công chăm sóc không nhiều. Ngoài ra, đàn bò còn tạo ra một lượng
phân bón đáp ứng nhu cầu trồng trọt của gia đình. Tuy nhiên, để đàn bò sinh trưởng
và phát triển tốt, một trong những yếu tố quan trọng là công tác thú y và chủ động
cung cấp nguồn thức ăn. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Là một trong những
gia đình thuộc diện khó khăn của xã Hồng Thái, huyện Na Hang, nhưng nhờ nuôi
trâu mà gia đình anh Lý Văn Tính (dân tộc H'Mông) thôn Khuổi Phầy đã trở thành
hộ khá giả. Chưa đầy 25 tuổi nhưng anh Tính đã là chủ nhân của đàn trâu 30 con,
giá trị gần 1 tỷ đồng. Đặc biệt, mô hình nuôi trâu của anh đã góp phần thay đổi
nhận thức của bà con, giờ đây bà con đã quan tâm đến công tác thú y, biết cách
chăm sóc trâu theo đúng kỹ thuật. Anh Tính cho biết, trước đây do tập quán của
đồng bào H'Mông là chăn nuôi thả rông, không chú trọng công tác thú y nên hiệu
quả kinh tế thấp. Khắc phục hạn chế trên, anh trồng cỏ, chủ động nguồn thức ăn,
chú trọng công tác thú ý, nhờ đó mà đàn trâu của gia đình luôn khỏe mạnh và
mang lại hiệu quả kinh tế cao, gia đình anh cũng không còn là hộ nghèo nữa. Mới
đây, Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Tuyên Quang đã triển
khai "Dự án nuôi trâu vỗ béo". Hơn 80 hộ dân được dự án hỗ trợ cỏ giống,
phân bón, thuốc sát trùng, thức ăn tinh… Các hộ còn được tạo điều kiện tiếp cận
nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách - Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn. Bà con còn được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, kinh
nghiệm nuôi trâu vỗ béo do cán bộ khuyến nông trực tiếp hướng dẫn... Sau một thời
gian ngắn triển khai, dự án đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực và đang được
tiếp tục nhân rộng. </span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif""><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://thanhtravietnam.vn/Portals/0/NEWS_IMAGES/thaiduong/2016_5/dantrau10_33_10_037.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Đàn trâu trị giá gần 1 tỷ đồng của anh Lý Văn Tính, người dân huyện Na Hang</div></span><span style="font-family: Arial, sans-serif; font-size: 10pt; line-height: 120%;">Anh Ma Văn Vui, thôn
Bản Nhùng, xã Năng Khả, huyện Na Hang, khẳng định phương thức nuôi trâu vỗ béo
thương phẩm thực sự mở ra một hướng đi mới cho bà con. Trước đây, việc chăn
nuôi trâu của gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào đồng cỏ tự nhiên, vì vậy hiệu quả
kinh tế không cao. Tham gia dự án, anh vay ngân hàng hơn 80 triệu đồng, đầu tư
nuôi 4 con trâu vỗ béo. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên chỉ sau hơn 1 tháng anh
đã cho xuất chuồng thu lãi 4 triệu đồng mỗi con, sau 3 tháng anh đã cho xuất
chuồng 2 lứa, thu về hơn 24 triệu đồng tiền lãi. Hiện tại, gia đình anh có 5
con trâu, trong đó đang nuôi vỗ béo 2 con.</span><span style="font-family: Arial, sans-serif; font-size: 10pt; line-height: 120%;"> </span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Ông Phan Mạnh Cường,
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thông tỉnh Tuyên Quang cho biết:
Những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ
trong việc phát triển chăn nuôi gia súc, trong đó có trâu bò. Trong đề án tái
cơ cấu nông nghiệp nông thôn tỉnh Tuyên Quang, trâu bò được xác định là một
trong những vật nuôi chủ lực trong phát triển kinh tế ngành nông nghiệp. Ngành
chăn nuôi nói chung, ngành chăn nuôi gia súc nói riêng trong đó có trâu bò đã
đóng góp một phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện vùng
cao như là Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa... Hiện nay, Sở đang triển khai một số
mô hình nuôi trâu vỗ béo, nuôi trâu thương phẩm ở các huyện vùng cao như Na
Hang, Lâm Bình. Đối với huyện vùng thấp như Sơn Dương, Yên Sơn phát triển các
mô hình nuôi bò. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Mặc dù là địa phương mới thoát khỏi tình trạng
kém phát triển, đời sống đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đồng bào vùng
sâu vùng xa. Tuy nhiên, với việc lựa chọn gia súc (trâu, bò) là một trong những
vật nuôi chủ lực để phát triển kinh tế nông hộ, chăn nuôi đại gia súc đã và
đang trở thành hướng thoát nghèo vững chắc cho người dân vùng cao Tuyên
Quang./. <o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Tổng hợp</span></p>