Kênh phân phối hàng hóa truyền thống vẫn chiếm lĩnh thị trường bán lẻ ở Việt Nam

Thứ năm, 10/03/2016 14:28
(ThanhtraVietNam) - Bấy lâu nay trên các mặt báo thường bàn nhiều đến thị trường bán lẻ ở Việt Nam như: Thị trường bán lẻ Việt Nam dần rơi vào tay nhà phân phối nước ngoài; thị trường bán lẻ và cái chết của doanh nghiệp Việt; hay thâu tóm thị trường bán lẻ của người Thái ở Việt Nam…nghe mà lo ngại cho nền kinh tế nước nhà. Nhất là khi TPP, AEC… có hiệu lực, sẽ tự tạo ra luật chơi trên thị trường bán lẻ khó có ai ngăn cản nổi. Rồi mai đây không chỉ người Thái mà người Nhật, người Hàn, người Singapore…thậm chí cả các nước Châu Âu cũng có thể vào Việt Nam bán lẻ. Bởi chỉ một lẽ, thị trường với xấp xỉ 100 triệu dân vẫn là “cái bánh ngon” cho các doanh nghiệp cả trong nước và ngoài nước.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Họ lo ngại cho các doanh nghiệp, các siêu thị, cho kênh mua sắm hiện đại ở Việt Nam. Nhưng ít ai để ý và lo ngại đến hệ thống phân phối truyền thống như chợ, hộ kinh doanh tại nhà, cửa hàng tiện ích, những người bán rong…mặc dù hệ thống này lại là kênh phân phối các mặt hàng tiêu dùng nội địa chủ yếu cho người Việt. Theo thống kê chưa đầy đủ, hệ thống phân phối truyền thống chiếm tới 80% hoạt động thương mại nội địa, trong khi hệ thống mua sắm hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại…chỉ chiếm 20% thị phần, cả nước có tới 1,4 triệu cửa hàng bán lẻ truyền thống. Chỉ tính trong 1 ngày, 1 cửa hàng doanh thu 3 triệu đồng thì 1 năm doanh thu là hơn 1 tỷ đồng, như vậy với cả hệ thống bán lẻ truyền thống gồm 1,4 triệu cửa hàng thì con số này là rất đáng để các nhà hoạch định chính sách phải suy ngẫm.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Một câu hỏi đặt ra là tại sao các siêu thị, trung tâm thương mại hiện đại mọc lên như nấm mà hệ thống phân phối truyền thống vẫn có 8 phần trong cái bánh thị trường bán lẻ chia ra làm 10 phần?. Câu hỏi xem như nghịch lý nhưng nó đang diễn ra thực sự khách quan ở Việt Nam.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Trước hết, do điều kiện kinh tế - xã hội của người Việt, đặc biệt là người dân lao động thường không có ngày nghỉ, cuộc sống mưu sinh lam lũ, không có số dư trong tài khoản. Vì vậy, họ không có kế hoạch mua sắm cụ thể mà sẵn đâu mua đấy, hết thì mới mua, sức mua nhỏ lẻ, nơi nào thuận tiện cho công việc lao động, sinh hoạt thì họ mua.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"> </p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Thứ hai, hệ thống phân phối truyền thống có kinh nghiệm trong việc nắm bắt thói quen sinh hoạt, tiêu dùng của người lao động, mỗi nơi, mỗi vùng, mỗi thời vụ, mỗi mùa khác nhau…<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:107%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/oanhvt/2016_3/10731079_826530667385283_3769081891763430167_n.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Thứ ba, hệ thống giao thông, cơ sở vật chất ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng biển…chưa thể phù hợp cho việc mua sắm hiện đại. Hơn thế nữa, hệ thống phân phối truyền thống thường có quy mô đầu tư ít, len lỏi vào tất cả các khu dân cư, diện tích có khi chỉ vài m², cũng có khi chính là nơi ở của người chủ kinh doanh, họ không phải thuê nhà, thuê nhân viên…nên chi phí tiết kiệm. Cửa hàng là nơi tạo ra nguồn thu nhập cho cả gia đình sinh sống nên họ đầu tư lâu dài, có tính chất “cha truyền con nối”. Khách hàng lại chính là bà con lối xóm, anh em trong dòng họ…vì vậy, giữa chủ hàng và khách hàng luôn có sự gắn kết, có thể bán cho nhau bằng “đồng trả,đồng chịu”. Đó có thể xem như là lợi thế của hệ thống phân phối truyền thống so với hệ thống phân phối hiện đại.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Đành rằng: cần phải “hiện đại” trong khâu phân phối để phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn thẳng vào sự thật, vào điều kiện kinh tế - xã hội của nước nhà để có chính sách phù hợp cho hệ thống phân phối này khi các công ty bán lẻ, các siêu thị Việt…có thể gặp nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường bán lẻ. Khi không chiếm lĩnh được thị phần bán lẻ, thì tất nhiên hàng Việt cũng sẽ gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ và như thế chúng ta sẽ “thua ngay trên sâu nhà” là điều dễ thấy. Chúng ta đã có bài học thành công trong chiến tranh du kích, chúng ta cần có sách lược để giữ vững và chiếm lĩnh thị trường bán lẻ.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Để có sức cạnh tranh lâu dài, hệ thống phân phối truyền thống chỉ trông chờ vào các ưu thế sẵn có là chưa đủ mà Nhà nước cần những chính sách phù hợp, thiết thực, cụ thể hỗ trợ hệ thống này – Các nhà sản xuất, hay doanh nghiệp sản xuất hàng hóa Việt phải có cơ chế hợp lý, chăm sóc hệ thống phân phối truyền thống thường xuyên, hiệu quả. Chẳng hạn, Nhà nước cần có quan điểm rõ ràng, họ là một kênh phân phối hàng hóa Việt chủ yếu, cần thiết đến người dân Việt; là động lực thúc đẩy sản xuất; là thành phần kinh tế đóng góp ngân sách nghiêm chỉnh cho quốc gia. Vì vậy, họ được hỗ trợ mọi dịch vụ của Nhà nước. Họ được tiếp cận với ngân hàng vay vốn với lãi suất hợp lý, thời hạn phù hợp để kinh doanh, và được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội….Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cần thường xuyên tiếp cận, chăm sóc khách hàng trực tiếp; hướng dẫn họ chuyên môn bảo quản hàng hóa, cùng với đó là chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; cung cấp hàng hóa với giá cạnh tranh nhất để qua đó cạnh tranh được với hàng ngoại.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Tính đến nay hệ thống phân phối truyền thống đã và đang chiếm lĩnh thị trường bán lẻ ở Việt Nam. Với sự chung tay của Nhà nước, của doanh nghiệp tin tưởng rằng hệ thống này vẫn chiếm lĩnh thị trường bán lẻ nội địa nhiều năm nữa./.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"> </p><p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right;line-height:120%"><b><i><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Tổng hợp</span></i></b></p>
hangnt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra